Khi bị đau mắt đỏ, việc đầu tiên là phải cách ly với người khác để tránh lây lan thành dịch
Làm gì để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ?
5 mẹo đơn giản chữa đau mắt đỏ ngay tại nhà
Bác sỹ nhãn khoa sẽ rảnh tay nếu bạn biết những mẹo này
Có nên nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ để chữa đau mắt?
Theo bác sỹ Hoàng Cương – Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Mắt Trung ương: “Dịch đau mắt đỏ đang bùng phát ở ở thời điểm này, có khoảng 80% số bệnh nhân có triệu chứng đau mắt đỏ đến khám tại bệnh viện được chẩn đoán đau mắt đỏ. Tuy nhiên 20% còn lại dù có triệu chứng rất giống với đau mắt đỏ song bệnh nhân lại mắc các bệnh lý khác như glucom, viêm màng bồ đào… Các bệnh lý này không dễ phân biệt, nếu điều trị không đúng sẽ rất nguy hiểm”.
Đau mắt đỏ là bệnh viêm kết mạc do Adenovirus gây ra. Bằng cảm quan, người bệnh có thể chú ý để phân biệt đau mắt đỏ với các bệnh lý khác qua các biểu hiện sau: Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai; Có cảm giác cộm mắt, khó chịu, ra rỉ mắt nhiều (hay còn gọi là dử, ghèn), thậm chí sáng dậy không mở được mắt do rỉ mắt dính vào nhau; Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt… Trong khi đó, các bệnh khác ngoài biểu hiện đỏ mắt thì cũng kèm thêm nhiều biểu hiện khác.
Biểu hiện ban đầu của đau mắt đỏ là cộm mắt, ngứa mắt và mắt bị đỏ
Viêm loét giác mạc: Viêm loét giác mạc có một số triệu chứng giống đau mắt đỏ như nhìn mờ, cộm, chảy nước mắt và khó mở mắt khi thức dậy. Nhưng khác với đau mắt đỏ bị cả 2 mắt, đặc điểm của viêm loét giác mạc là thường chỉ bị một mắt, hiếm khi bị hai mắt một lúc. Người bị viêm loét giác mạc nếu tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt như kháng sinh, kháng viêm chứa corticoid có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như làm giảm khả năng đề kháng của mắt, giảm thị lực, tăng nhãn áp.
Viêm loét giác mạc thường chỉ bị ở một mắt
Viêm màng bồ đào: Viêm màng bồ đào cũng thường bị nhầm lẫn với đau mắt đỏ. Viêm màng bồ đào thường chỉ bị một mắt nhưng bệnh có đặc điểm là mắt bị đau nhức nhiều, nhìn mờ… Viêm màng bồ đào nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể… và có nguy cơ mù lòa.
Viêm củng mạc: Triệu chứng của viêm củng mạc là mắt bị đau nhức dữ dội kèm theo với triệu chứng đỏ mắt ở phần lòng trắng của mắt. Người bệnh viêm củng mạc cần phải được theo dõi chặt chẽ và điều trị để phòng các biến chứng gây giảm và mất thị lực.
Tăng nhãn áp (glucom): Biểu hiện của bệnh tăng nhãn áp là đau nhức mắt dữ dội, đỏ mắt và nhìn mờ. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị đau nhức nửa đầu bên mắt bị đau. Tăng nhãn áp có thể làm tổn hại đến dây thần kinh thị giác, gây đau đớn và thậm chí mù lòa nếu không được phát hiện sớm.
Biểu hiện của bệnh tăng nhãn áp là đau nhức mắt dữ dội, đỏ mắt và nhìn mờ
Trên đây là 4 bệnh lý mắt có những triệu chứng giống và thường bị nhầm tưởng là đau mắt đỏ. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đang bị đau mắt đỏ, sự chủ quan và thói quen tự ý sử dụng thuốc điều trị cũng gây ảnh hưởng xấu đến thị lực.
Do đó, khi phát hiện những triệu chứng như mắt đỏ, sưng hay bất kỳ những dấu hiệu bất thường khác như nhìn mờ, sợ ánh sáng... bạn cần nhanh chóng đi kiểm tra mắt tại các chuyên khoa để tìm nguyên nhân chính xác và được điều trị hợp lý. Nếu bệnh đau mắt đỏ điều trị muộn, khoảng 10 - 15% bệnh nhân bị biến chứng viêm kết giác mạc, thời gian điều trị kéo dài gấp 3 - 4 lần điều trị đau mắt đỏ thông thường.
Bình luận của bạn