Hiện phương pháp điều trị tốt nhất ở bệnh nhân suy gan nặng là ghép gan
Bé 13 tháng tuổi xuất viện sau 4 tuần ghép gan
Bị xơ gan có nên ghép gan?
Kỳ lạ từ da trắng chuyển thành da đen sau phẫu thuật ghép gan
5 nguyên nhân có thể dẫn đến suy gan
Báo cáo đăng trên Tạp chí Nature Communications, nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học King ở London (Anh) đã phân tích một loại tế bào mới gọi là tế bào tiền thân của gan (HHyP), một loại tế bào được hình thành trong quá trình phát triển ban đầu của thai nhi trong bụng mẹ.
Đáng ngạc nhiên, HHyP cũng tồn tại với số lượng nhỏ ở người trưởng thành và những tế bào này có thể phát triển thành 2 loại tế bào chính ở gan người trưởng thành là tế bào gan và tế bào lót ống dẫn mật (Hepatocytes và Cholangiocytes) tạo ra các đặc tính giống như tế bào gốc của HHyPs.
Tiến sỹ Tamir Rashid - Đại học King ở London (Anh) - tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Đây là lần đầu tiên chúng tôi phát hiện được những tế bào có đặc tính giống tế bào gốc tồn tại trong gan người. Điều này có thể giúp ích trong việc điều trị bệnh gan mà không cần ghép gan".
Hiện tại, các nhà khoa học Anh vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để có thể ứng dụng phát hiện mới của họ vào việc điều trị lâm sàng với hy vọng có thể phục hồi các cơ quan nội tạng trên cơ thể người.
Bệnh gan có thể gây nguy hiểm và dẫn đến tử vong. Những nguyên nhân gây ra bệnh gan phổ biến nhất gồm béo phì, viêm gan do virus, uống nhiều rượu bia, bệnh tự miễn và một số vấn đề sức khỏe khác.
Những triệu chứng phổ biến của bện gan gồm: Vàng da, ngứa da, mệt mỏi. Trong những trường hợp nặng, cách điều trị hiệu quả duy nhất là phải ghép gan. Tuy nhiên, người ghép gan có nguy cơ gặp biến chứng suốt đời. Hơn nữa, nhu cầu được ghép tạng lớn hơn nhiều so với lượng hiến tặng...
Bình luận của bạn