Các nhà khoa học nhận thấy nguy cơ ung thư gia tăng sau khi trẻ được chẩn đoán mắc bệnh viêm ruột
Chocolate tốt cho đường ruột của trẻ?
Bị viêm ruột, loét đại tràng - hãy ăn nhiều protein đậu nành
Người bệnh Crohn nên ăn 7 loại thực phẩm này
Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột gây viêm ruột như thế nào?
Viêm ruột thuộc bệnh lý đường tiêu hóa, là tình trạng viêm nhiễm kéo dài ở ruột. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phần lớn được chẩn đoán ở những người có độ tuổi từ 15 đến 40. Viêm ruột có 2 loại: Bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.
Trong bệnh Crohn, viêm sẽ ảnh hưởng đến bất kỳ khu vực nào thuộc đường tiêu hóa và có thể xảy ra ở tất cả các lớp mô. Với viêm loét đại tràng, bệnh chỉ ảnh hưởng đến ruột già, trực tràng và có xu hướng xảy ra ở lớp trong cùng của mô.
Bệnh viêm ruột được phân vào nhóm bệnh rối loạn tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công các mô của cơ thể và trong trường hợp này chính là các mô ở ruột. Nguyên nhân chính xác của bệnh viêm ruột hiện vẫn chưa được xác định, nhiều nhà khoa học cho rằng yếu tố lối sống và môi trường có thể góp phần làm tăng nguy cơ.
Trong nghiên cứu mới nhất về bệnh viêm ruột, các nhà khoa học đến từ Học viện Karolinska (Thụy Điển) đã so sánh tỷ lệ ung thư ở những người được chẩn đoán và không được chẩn đoán viêm ruột trước tuổi 18, trước tuổi 25 và trong suốt thời gian nghiên cứu (từ năm 1964 đến năm 2014).
Nhóm được chẩn đoán viêm ruột trước 18 tuổi là 9.405 người, nhóm không bị viêm ruột trước tuổi 18 là 92.870 người.
Các nhà khoa học nhận thấy nguy cơ ung thư tăng lên đáng kể ở nhóm được chẩn đoán viêm ruột trước tuổi 18. Nguy cơ ung thư tiếp tục duy trì, thậm chí còn cao hơn trước tuổi 25 và cả sau đó, so với nhóm không bị viêm ruột trước tuổi 18. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp ung thư ruột kết, trực tràng, ruột non và gan.
Các nhà khoa học cho rằng việc sử dụng các loại thuốc điều trị viêm ruột, mức độ và thời gian ruột bị viêm có thể là các yếu tố dẫn đến nguy cơ ung thư cao hơn.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí BMJ.
Bình luận của bạn