Nên điều trị viêm loét đại tràng càng sớm càng tốt
Viêm loét đại tràng khiến người bệnh khó quản lý đái tháo đường
Dễ viêm loét dạ dày vì uống thuốc giảm đau, chống viêm
Các loại hạt phòng chống ung thư đại tràng cực tốt
Bệnh ung thư đại tràng ngày càng phổ biến
Viêm loét đại tràng là 1 dạng viêm ruột
Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn là 2 bệnh thuộc nhóm bệnh viêm ruột. Viêm loét đại tràng là tình trạng viêm mạn tính của đại tràng (ruột già), có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi.
Chưa rõ nguyên nhân gây viêm đại tràng
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây viêm loét đại tràng. Tuy nhiên, gần đây, họ đã phát hiện ra hơn 100 gen có liên quan đến bệnh viêm loét đại tràng.
Viêm loét đại tràng khiến người bệnh bị đau bụng, chán ăn
Triệu chứng của viêm loét đại tràng
Triệu chứng phổ biến nhất của viêm loét đại tràng là đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, có máu và nhầy trong phân. Hầu hết những người bị viêm loét đại tràng mạn tính đều cảm nhận được những cơn đau khá rõ rệt, thường mạnh hơn ở hạ sườn trái, nhưng cũng có thể đau ở bất cứ nơi nào trong ổ bụng. Cùng với cảm giác đau, bệnh nhân có thể thấy ăn không ngon miệng và giảm cân.
Căng thẳng làm viêm loét đại tràng nặng hơn
Dinh dưỡng kém và căng thẳng có thể làm triệu chứng của viêm loét đại tràng nặng hơn. Tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm thường xuyên diễn ra gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu cũng như ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa và khiến vết loét nặng thêm. Stress còn gây co thắt thực quản, làm tăng lượng acid trong dạ dày và gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu khiến bệnh nhân luôn mệt mỏi.
Căng thẳng khiến viêm loét đại tràng nặng hơn
Hút thuốc làm viêm loét dạ dày nặng lên
Khi hút thuốc các chất độc trong thuốc lá sẽ tàn phá cơ thể và làm giảm yếu tố bảo vệ dạ dày, đại tràng khiến lớp niêm mạc dạ dày, đại tràng bị viêm. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, có khoảng 20 - 25% trên tổng số ca bị ung thư đại trực tràng có liên quan tới thuốc lá.
Viêm loét dạ dày tăng ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng được xem như là một biến chứng của viêm loét đại tràng mạn tính. Nguy cơ ung thư bắt đầu tăng đáng kể sau 8 - 10 năm bị viêm loét đại tràng. Nguy cơ bệnh nhân bị viêm loét đại tràng phát triển thành ung thư cũng liên quan đến vị trí và mức độ lan rộng của bệnh viêm loét đại tràng.
Ung thư đại tràng là một biến chứng của viêm loét đại tràng mạn tính
Phẫu thuật giúp điều trị viêm loét đại tràng
Bệnh nhân bị viêm loét đại tràng nặng thường được bác sỹ chỉ định phẫu thuật. Đối với người bị viêm đại tràng, phẫu thuật tạo túi hậu môn ở xương chậu ( IPPA) là biện pháp phổ biến nhất. Với thao tác này, ruột già và thực tràng sẽ bị loại bỏ. Một trực tràng mới, hay còn được gọi là túi J, sẽ được nối với ruột non. Sau phẫu thuật, bạn có thể đi vệ sinh bình thường mà không cần túi chứa chất thải. Quy trình phẫu thuật được chia thành hai giai đoạn riêng biệt, cách nhau tầm hai tháng.
Thủ tục mở thông ruột hồi được thực hiện khi toàn bộ đại tràng và trực tràng đã bị loại bỏ. Với phẫu thuật này, người ta sẽ tạo một lỗ thoát ở bụng. Chất thải đã qua xử lý sẽ di chuyển đến phần cuối của ruột non, tức hồi tràng qua lỗ thoát đi vào một túi nhựa bên ngoài. Khi sử dụng túi này, bạn vẫn có thể sinh hoạt và hoạt động bình thường. Loại phẫu thuật này thường dành cho những người cao tuổi, không thể chịu được phẫu thuật trong thời gian quá dài.
Sau khi phẫu thuật, đoạn hồi tràng sẽ được nối vào một lỗ thoát bên trong thành bụng, cho phép chất thải thoát ra túi bên ngoài. Thông thường, bác sỹ sẽ tiến hành phẫu thuật tạo một túi chất thải nhân tạo trong người bệnh nhân để phân có thể đi ra ngoài theo đường hậu môn.
Bình luận của bạn