- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Người bị đái tháo đường nên bỏ rượu hoặc chỉ uống một lượng rất ít
Tiền đái tháo đường – “thẻ vàng” cho sức khỏe
Lạm dụng kháng sinh: Tăng nguy cơ đái tháo đường type 2
Sắp có vaccine đái tháo đường type 1
Statin làm tăng 47% nguy cơ đái tháo đường
1. Nhậu nhẹt tẹt ga
Suốt hai tháng qua, câu chuyện bệnh tật của anh Nguyễn Văn Doanh vẫn được bà con khu phố 2, Nguyễn Chí Thanh, Q3, TP.HCM bàn tán.
Do đặc thù nghề nghiệp nên dù là bệnh nhân đái tháo đường type 2 đã năm năm nhưng anh Doanh vẫn thường xuyên tiếp khách bằng bia rượu với liều lượng khá nhiều. Hôm đó, anh đi uống về thì nằm vật ra giường ngủ mê man nhưng đến khi tỉnh dậy thì miệng không ngừng kêu đau.
Đến bệnh viện khám anh Doanh được chẩn đoán bị gout, máu nhiễm mỡ và lượng đường huyết lên xuống thất thường rất khó kiểm soát khi của anh càng thêm trầm trọng…
Lời khuyên: Thường thì người đã bị đái tháo đường nên từ bỏ bia rượu hoặc đôi khi chỉ “nhấp” một chút cho vui, không nên uống quá hai ly và nên ăn món gì đó khi uống cũng như nhớ thử đường huyết trước và sau khi uống.
Bên cạnh nguy cơ gây nghiện, việc tiêu thụ quá nhiều chất cồn vào cơ thể sẽ làm tổn thương gan, gây ra các biến chứng nghiêm trọng như làm nặng thêm lên các thương tổn ở dây thần kinh, bệnh mắt, cao huyêt áp, cao mỡ trong máu... Cũng nên hỏi bác sỹ của bạn xem số lượng rượu bạn uống vào bao nhiêu thì được an toàn.
2. Hút thuốc thả phanh
Thuốc lá gây hại cho người bệnh đái tháo đường gấp 10 lần bình thường
Anh Lê Văn M. (45 tuổi, Vũng Tàu) đang bị giai đoạn cuối của đái tháo đường type 2, được người nhà chuyển từ bệnh viện tỉnh lên Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM trong tình trạng người gầy guộc, tóc tai bơ phờ biểu hiện của những đêm dài mất ngủ vì đau đớn. Trên các ngón tay và chân xuất hiện những điểm hoại tử khô, vài chỗ vẫn đang mưng mủ. Anh bị viêm tắc động mạch mạn tính do thói quen hút thuốc lá.
Bác sỹ bắt anh M. ngay lập tức bỏ thuốc lá. Tuy nhiên chỉ được vài ngày, khi vết mổ tạm lành, các cơn đau dịu dần, anh lại tiếp tục hút vì không thể bỏ được thói quen 30 năm đó. Kết quả thật đáng buồn. Vì không thể vượt qua thói quen nhả khói thuốc, anh M. phải cắt cụt hai chân, còn hai bàn tay cũng lăm le trong tình trạng phải cắt bỏ.
Lời khuyên: Nếu thuốc lá gây hại cho người bình thường 1 lần thì nó có thể gây hại đến 10 lần đối với người bị đái tháo đường. Khi hút thuốc, người hút đưa một lượng carbon dioxide từ khói thuốc vào cơ thể, chất này ngăn cản oxy kết hợp với hồng cầu. Để bù đắp lại, cơ thể tăng sản xuất hồng cầu và đó chính là một trong những tác nhân làm tăng biến chứng suy thận, mù mắt, hoại tử bàn chân, đột quỵ...
3. Tình dục thái quá
Người bệnh đái tháo đường nên điều hòa chuyện chăn gối
Tuy tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống theo hướng dẫn của bác sỹ nhưng anh Nguyễn Mạnh Hùng (54 tuổi, ở Đồng Nai), đang bị đái tháo đường type 2 lại quá “tích cực” trong chuyện chăn gối.
Thời gian trước, mỗi tuần vợ chồng anh quan hệ từ 3 - 4 lần mà không thấy có vấn đề gì về sức khỏe, tuy nhiên, dạo gần đây mỗi lần quan hệ anh rất khó cương cứng và thấy rất mệt sau khi kết thúc. Vì vậy dù vẫn “mê” nhưng thấy anh xanh xao và gầy đi chút ít, chị vợ đã nhất quyết bắt anh phải “hãm” lại cho lành.
Lời khuyên: Đái tháo đường là thủ phạm hàng đầu ảnh hưởng đến khả năng “vâng lời” của “cậu bé”, khiến "cậu bé" khó cương cứng. Nếu anh Hùng giữ được phong độ thì là điều rất tốt.
Thế nhưng, không chỉ anh Hùng mà không ít người “điếc không sợ súng” lại coi thường tất cả, từ việc không điều độ trong chuyện gối chăn, cho đến quan hệ tình dục không an toàn hay làm ngơ bệnh tình mình đang mắc phải. Anh Hùng cần đến bác sỹ kiểm tra sức khỏe và để được tư vấn kịp thời.
Bình luận của bạn