5 dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị đề kháng insulin

Kháng insulin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2

Chỉ số HbA1c cao có dùng Glutex để giảm đường huyết được không?

Những điều cần làm khi mới được chẩn đoán đái tháo đường type 2

Đái tháo đường: Đường huyết luôn ổn định thì có bị biến chứng không?

Tinh chất lá xoài giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết

Kháng insulin là gì?

Khi bạn ăn vào, đường huyết trong cơ thể cũng tăng cao. Nếu không được các tế bào hấp thụ, lượng đường tăng cao lâu dài trong máu có thể gây ra những tổn thương cho mạch máu, hệ thần kinh và các cơ quan quan trọng như não, gan, tụy, tim và mắt.

Do đó, để đối phó với tình trạng đường huyết tăng cao, cơ thể phải tăng dự trữ đường glucose dư thừa trong các cơ bắp và gan. Để làm được điều này, bạn cần tới insulin.

Insulin hoạt động như một chiếc “chìa khóa”, giúp mở các “ổ khóa” trên thành tế bào để đưa đường vào tế bào, tạo ra năng lượng cho cơ thể sử dụng. Kháng insulin có nghĩa là insulin hoạt động không hiệu quả, “chìa không mở được khóa” khiến đường không đi vào được trong tế bào, ứ lại trong máu.

Kháng insulin có thể khiến đường huyết tăng cao khó giảm

Kết quả là đường huyết trong cơ thể luôn ở mức cao, trong khi đó các tế bào lại không nhận được đủ glucose để chuyển hóa thành năng lượng. Não bộ sẽ liên tục gửi tín hiệu tới tuyến tụy, yêu cầu cơ thể sản sinh thêm nhiều insulin. Điều này không những không giải quyết được vấn đề mà về lâu dài, tuyến tụy sẽ bị kiệt sức và không thể sản sinh đủ insulin cho cơ thể, dẫn đến tiền đái tháo đường, đái tháo đường type 2 và các rối loạn chuyển hóa khác.

Vậy, làm sao để biết bạn đang bị đề kháng insulin?

Đây là 5 dấu hiệu của tình trạng kháng insulin:

Bạn luôn cảm thấy đói: Người bị kháng insulin thường luôn cảm thấy đói do cơ thể không có đủ năng lượng. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị run rẩy, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu do hạ đường huyết, dù vẫn ăn nhiều. Tình trạng này cảnh báo đường huyết của bạn không ổn định và insulin đang không hoạt động hiệu quả.

Người bị béo bụng có nguy cơ cao bị kháng insulin

Bạn bị tích mỡ ở vùng bụng và eo: Đừng nghĩ rằng chỉ những người thừa cân, béo phì mới có nguy cơ cao bị đề kháng insulin, đái tháo đường type 2. Những người có trọng lượng vừa phải nhưng bị tích mỡ ở vùng bụng và eo cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn bị kháng insulin, nhiều nhà khoa học cảnh báo.

Bạn không thể giảm cân dù có tập thể dục đều đặn: Nếu bạn vẫn chăm chỉ tập thể dục nhưng vẫn không thể giảm cân, rất có thể nguyên nhân là do tình trạng kháng insulin.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng kháng insulin có thể ảnh hưởng đến khả năng đốt cháy chất béo trong cơ thể. Trên thực tế, những người bị đề kháng insulin có xu hướng tích trữ chất béo trong cơ bắp thay vì đốt cháy chúng.

Bạn có các vết sạm dày, sẫm màu tại các vùng da nhiều nếp gấp: Người bị đề kháng insulin thường có các vết sạm sẫm màu, mượt như nhung ở vùng da dưới cánh tay, quanh cổ… Tình trạng này là do lượng insulin tăng cao, kích thích các tế bào da sản sinh ra keratin khiến cho da trở nên sẫm màu hơn.

Bạn có mụn thịt trên da: Mụn thịt là những u lành tính, mềm và nổi lên bề mặt da. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu thường xuyên xuất hiện mụn thịt trên da, rất có thể bạn đang bị kháng insulin.

Những cách làm giảm kháng insulin tự nhiên

Kháng insulin gây ra nhiều hệ quả xấu tới sức khỏe, vì vậy giảm kháng insulin là mục tiêu tiên quyết nhằm kiểm soát đường huyết, biến chứng đái tháo đường. Bằng cách giảm cân, tăng cường vận động và kiểm soát chế độ ăn, bạn có thể đảo ngược kháng insulin, ngăn chặn tiền đái tháo đường trở thành đái tháo đường type 2.

Việc áp dụng thói quen ăn uống lành mạnh, không hút thuốc lá có thể giúp kiểm soát cân nặng và làm giảm kháng insulin hiệu quả. Các chuyên gia khuyến khích bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, các loại rau củ ít tinh bột; Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo và nhiều đường.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng Tinh chất lá Xoài cũng là một trong những giải pháp làm giảm kháng insulin. Tinh chất 3beta - taraxerol được tìm thấy trong lá Xoài giúp làm tăng tính linh hoạt của insulin, đồng thời có khả năng kháng viêm, làm chậm quá trình hấp thụ đường sau ăn, nhờ đó giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Vi Bùi H+ (Theo Thepcosnutritionist)

Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex có thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết ở người đái tháo đường.

Chỉ số HbA1c cao có dùng Glutex để giảm đường huyết được không? - Ảnh 4

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết