- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường cần chú ý chăm sóc da bàn tay, bàn chân để ngăn nguy cơ đoạn chi
Bệnh đái tháo đường nguy hiểm như thế nào?
Da của người bệnh đái tháo đường sẽ thay đổi như thế nào?
Người bệnh đái tháo đường có ăn được cam không?
Kế hoạch chăm sóc người bệnh đái tháo đường: Thông tin cho người nhà
Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và làn da
Hầu hết người bệnh đái tháo đường (tiểu đường) đều gặp phải các vấn đề về da, đặc biệt là tình trạng nhiễm trùng. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu tăng cao có thể ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của cơ thể, từ đó khiến người bệnh giảm khả năng chống chọi lại với với các vi khuẩn gây bệnh, dễ dẫn tới nhiễm trùng nếu có vết thương hở trên da.
Thêm vào đó, nồng độ đường huyết cao cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển, sinh trưởng. Người bệnh đái tháo đường lâu năm cũng thường bị lưu thông máu kém, từ đó dẫn tới việc các vết thương lâu lành hơn so với người bình thường, dễ dẫn tới đoạn chi. Đây chính là lý do khiến người bệnh đái tháo đường cần chú ý chăm sóc da hàng ngày.
6 mẹo chăm sóc da cho người bệnh đái tháo đường
Dùng xà phòng và các chất tẩy rửa dịu nhẹ
Người bệnh đái tháo đường thường có làn da nhạy cảm, do đó nhu cầu chăm sóc da cũng cần được chú ý thay đổi cho phù hợp. Sử dụng các loại xà phòng, chất tẩy rửa mạnh, có chứa nhiều hóa chất có thể gây kích ứng da, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Người bệnh đái tháo đường chỉ nên dùng xà phòng dịu nhẹ, tốt nhất là loại không có mùi
Do đó, người bệnh đái tháo đường nên dùng các sản phẩm dịu nhẹ hơn, tốt hơn hết là chọn các sản phẩm không mùi để tránh các chất tạo mùi tổng hợp không tốt cho sức khỏe.
Nhớ dưỡng ẩm cho da hàng ngày
Do nồng độ đường trong máu thường xuyên ở mức cao, cơ thể sẽ phải sử dụng một lượng lớn nước để trung hòa đường và đào thải bớt đường dư thừa qua nước tiểu. Do đó, người bệnh đái tháo đường sẽ dễ bị khô da, ngứa da, từ đó gây ra các vết nứt, vết loét trên da.
Để khắc phục tình trạng này, người bệnh sẽ cần chú ý bù nước, dưỡng ẩm cho da thường xuyên hơn. Người bệnh đái tháo đường có thể thoa kem dưỡng ẩm cho da sau khi tắm, nhưng bạn nên tránh vùng da giữa các ngón chân/ngón tay, vùng da ở mặt trong các nếp gấp trên cơ thể.
Hạn chế thói quen gãi da
Da khô có thể khiến người bệnh thấy ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, thói quen gãi da có thể gây ra các vết thương, vết xước trên da, từ đó có thể dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, bất cứ khi nào cảm thấy ngứa da, người bệnh đái tháo đường nên rửa sạch vùng da đó bằng nước mát. Tránh dùng nước nóng vì điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khô da.
Chăm sóc da khi bị đổ nhiều mồ hôi
Khi đổ nhiều mồ hôi, vùng da ở nách, bẹn, các nếp gấp da ở cổ, vùng da dưới ngực… có thể trở nên ẩm ướt và là nơi sinh trưởng hoàn hảo của vi khuẩn, nấm. Do đó, để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, người bệnh đái tháo đường nên tìm cách hạn chế tình trạng đổ nhiều mồ hôi, thường xuyên lau khô các vùng da này trong suốt cả ngày.
Xử lý sớm các vết thương trên da
Người bệnh đái tháo đường cần đặc biệt cẩn trọng với các vết thương hở vì nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời, chúng có thể dẫn tới nhiễm trùng, hoại tử, buộc người bệnh phải đoạn chi. Do đó, người bệnh cần chú ý kiểm tra da, đặc biệt là bàn chân hàng ngày để phát hiện các vấn đề bất thường, các vết thương mới xuất hiện (nếu có).
Ngay khi phát hiện thấy có các vết thương hở trên da, người bệnh đái tháo đường cần chú ý làm sạch vết thương, đánh giá mức độ nghiêm trọng của vết thương để có hướng xử trí, điều trị kịp thời.
Chú ý tới các triệu chứng bất thường ở bàn chân
Ngoài việc phát hiện các vết thương hở trên da, người bệnh đái tháo đường cũng không nên bỏ qua các triệu chứng bất thường khác ở bàn chân, đặc biệt là tình trạng tê bì, cảm giác nóng rát bàn chân… Đây là các triệu chứng cảnh báo biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường. Biến chứng này có thể dẫn tới tình trạng mất cảm giác tại bàn chân, khiến người bệnh không nhận ra được mình đang bị thương.
Vi Bùi H+ (Theo Onlymyhealth)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường
Hiểu được các lợi ích mà Mạch môn, Hoài Sơn, Nhàu, Câu kỷ tử mang lại cho người bệnh đái tháo đường, Viện Thực phẩm chức năng đã nghiên cứu kết hợp các thảo dược này với Alpha lipoic acid (một chất chống oxy hóa mạnh hỗ trợ cải thiện biến chứng thần kinh) trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường.
Với công thức toàn diện, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường giúp:
- Hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường.
- Hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết.
- Hỗ trợ giảm cholesterol máu.
Sản phẩm thích hợp cho người bệnh đái tháo đường type 1, type 2, người có nguy cơ mắc đái tháo đường cao (tiền sử gia đình có người mắc bệnh, rối loạn mỡ máu).
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn