Môi âm hộ không phải một phần của âm đạo
Tại sao “vùng kín” vẫn khô và đau rát dù đã dùng chất bôi trơn?
Khô âm đạo, rối loạn cương dương vì nguyên nhân không ngờ
Phải làm gì khi không còn ham muốn và khô hạn?
Bị đau khi quan hệ, phải làm gì?
1. Môi âm hộ là một phần của âm đạo
Nhiều người sử dụng thuật ngữ “âm đạo” (vagina) để chỉ tất cả các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ, nhưng theo giải phẫu học, môi âm hộ là một phần của âm hộ, giáo sư, bác sỹ sản khoa lâm sàng và phụ khoa Sara Twogood, trường Y USC Keck (Mỹ) cho hay. Có 2 phần môi âm hộ là môi lớn và môi bé.
2. Kích cỡ môi âm hộ của mỗi người đều giống nhau
Trong thực tế, kích thước môi âm hộ khác nhau tùy thuộc vào mỗi người phụ nữ. “Vùng môi lớn là phần môi nằm ngoài cùng, kích cỡ của chúng phụ thuộc hoàn toàn vào hàm lượng chất béo. Kích thước của chúng có thể nhỏ hơn sau mãn kinh”, theo bác sỹ Twogood. Phần môi nhỏ là phần môi bên trong và ở mỗi phụ nữ đều khác nhau. Khi phụ nữ phàn nàn về phần môi âm hộ quá lớn hoặc muốn phẫu thuật để chỉnh sửa kích thước, có thể họ đang đề cập đến phần môi trong.
Môi âm hộ của mỗi phụ nữ đều khác nhau
3. Nhiễm nấm bắt đầu tại môi âm hộ
Nhiễm nấm có thể gây kích ứng và ngứa ở cả môi lớn và môi bé, nhưng 2 cơ quan này thường không phải nơi bắt nguồn nhiễm trùng. Theo bác sỹ Twogood, “nhiễm trùng nấm men xảy ra do sự mất cân bằng của các vi khuẩn bình thường bên trong âm đạo.”
4. Môi âm hộ và âm vật là giống nhau
“Môi âm hộ thường bị nhầm lẫn là âm vật. Chúng thường là những bộ phận nằm cạnh nhau song lại có cấu trúc khác nhau”, theo bác sỹ sản khoa Antonio Pizarro. Môi âm hộ và âm vật đều đóng vai trò nhất định trong việc kích thích tình dục, nhưng môi âm hộ có chức năng bảo vệ vì chúng ngăn ngừa vi khuẩn ra khỏi cửa âm đạo.“Chúng có tác dụng như một rào cản để ngăn ngừa vi khuẩn”, bác sỹ Pizarro nói.
5. Môi âm hộ phải luôn được sạch sẽ và khô ráo
Theo bác sỹ Pizarro, “làm sạch môi âm hộ hàng ngày bằng nước hoặc/và xà phòng dịu nhẹ là đủ”. Vùng da của âm hộ, đặc biệt là môi âm hộ và những vùng liền kề các mô rất nhạy cảm. Việc sử dụng bất cứ sản phẩm có mùi hay có tính tẩy rửa đều gây kích ứng. Do vậy, bạn không nên dùng các loại xà phòng và nước hoa đặc biệt cho bộ phận đặc biệt này.
Xà phòng có thể gây kích ứng phần da vùng kín
Bạn không nên tẩy vùng lông ở môi âm hộ vì chúng giữ nhiệm vụ bảo vệ “cô bé”, tránh sự xâm nhập của những vi khuẩn bên ngoài, theo bác sỹ Kameelah Phillips. Một vấn đề khác là việc tẩy lông có thể gây tổn thương trên da, khiến môi âm hộ trở nên đỏ, ngứa.
7. Giãn tĩnh mạch xuất hiện ở môi âm hộ là bất thường
Đây là hiện tượng rất phổ biến, đặc biệt trong thời kỳ mang thai. “Khoảng 10 phụ nữ mang thai thì có một người trải qua tình trạng giãn tĩnh mạch âm hộ - hiện tượng giãn tĩnh mạch xuất hiện ở môi lớn và môi bé”, theo nữ hộ sinh Tracy Donegan. Giãn tĩnh mạch âm hộ xảy ra do sự tăng lưu lượng máu đến vùng chậu và ảnh hưởng của hormone trong khi mang thai, dễ xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ ba. Thông thường, giãn tĩnh mạch âm hộ không gây ra bất cứ vấn đề gì và thường biến mất sau khi sinh.
Bình luận của bạn