- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim thường xuất hiện ở phụ nữ mãn kinh
Những nguyên nhân gây nhịp tim nhanh khi bạn không bị bệnh tim
Tương tác thuốc có thể gây xuất huyết ở người bị rối loạn nhịp tim
Rối loạn giấc ngủ làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim
7 biện pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn nhịp tim
Estrogen và sự thay đổi của trái tim
Trong thời kỳ mãn kinh, sự thay đổi của hormone estrogen cũng dẫn tới một số thay đổi trong trái tim. Cụ thể: Quá trình trao đổi chất và nồng độ cholesterol (tốt và xấu) trong máu thay đổi; thay đổi các tế bào trong thành động mạch; thành động mạch vành bị nới rộng/co thắt và đặc biệt là thay đổi nhịp tim.
Thay đổi hormone estrogen trong thời kỳ mãn kinh là nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim
Estrogen và rối loạn nhịp tim
Trong thời kỳ mãn kinh, sự suy giảm nồng độ estrogen trong buồng trứng có tác động rất lớn tới hệ thần kinh đối giao cảm, là nguyên nhân gây nên các rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực và co tâm thất sớm. Tình trạng rối loạn nhịp tim có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong ngày, kéo dài từ vài giây tới vài phút.
Để quản lý tình trạng rối loạn nhịp tim, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh nên thay đổi lối sống và sử dụng các loại thuốc phù hợp.
Quản lý nhịp tim nhanh trong thời kỳ mãn kinh
- Thay đổi lối sống: Giảm các loại đồ uống có chứa nhiều caffeine, hạn chế các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… có thể giúp làm giảm tình trạng tim đập nhanh. Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, giảm căng thẳng trong cuộc sống cũng có thể giúp bạn ổn định nhịp tim tốt hơn.
- Sử dụng thuốc: Những người không quản lý được tình trạng nhịp tim nhanh bằng cách thay đổi lối sống có thể sử dụng các loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ.
- Sử dụng thảo dược: Một số loại thảo dược như nữ lang, táo gai có thể giúp làm giảm sự lo lắng, làm giảm tình trạng rối loạn nhịp tim, cải thiện chức năng tim chống lại các bệnh tim mạch.
- Thay đổi chế độ ăn: Bổ sung các thực phẩm tốt cho tim mạch có thể giúp làm giảm rối loạn nhịp tim trong thời kỳ mãn kinh. Các thực phẩm bạn có thể bổ sung bao gồm: Ngũ cốc, các thực phẩm giàu acid béo omega-3 (cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích,…), trái cây và rau củ giàu kali, các loại hạt giàu hợp chất l-arginine (óc chó, hạnh nhân, hạt phỉ, và quả hồ trăn),… đều là các thực phẩm có thể giúp làm giảm đáng kể rối loạn nhịp tim.
Vi Bùi H+ (Theo Consumerhealthdigest)
Gợi ý thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim ở những người bị rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh.
Bình luận của bạn