Bệnh Crohn ảnh hưởng đến toàn bộ các bộ phận của hệ tiêu hóa
Bệnh viêm ruột Crohn cần tránh xa những thực phẩm này!
Dùng vi khuẩn để điều trị bệnh viêm ruột cấp cho trẻ
Crohn - Căn bệnh dễ bị nhầm lẫn
Người bị hội chứng ruột kích thích có nên bổ sung probiotic?
Bệnh Crohn viết tắt là IBD (Inflammatory Bowel Disease) là một bệnh gây viêm mạn tính tại đường ruột. Bệnh Crohn có thể liên quan đến toàn bộ đường tiêu hóa từ miệng đến hậu môn, cũng như phần bên ngoài đường tiêu hóa. Do các viêm nhiễm gây ra bởi bệnh Crohn thường lây lan và đi sâu vào các lớp mô ruột nên bệnh nhân mắc bệnh Crohn có thường rất đau đớn, suy nhược cơ thể và đôi khi có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Người mắc bệnh Crohn thường có các dấu hiệu dưới đây:
Tiêu chảy kéo dài hơn 4 tuần có thể là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh Crohn. Tuy nhiên không phải lúc nào tiêu chảy kéo dài cũng là do bệnh Crohn. Nó cũng có thể là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích, không dung nạp lactose, bệnh celiac…
Tiêu chảy kéo dài là triệu chứng phổ biến của bệnh Crohn
Đau bụng
Vị trí đau bụng là yếu tố quan trọng để bạn xác định có phải do bệnh Crohn không. Các dấu hiệu sẽ thể hiện ở góc phẩn tư phía dưới bên phải, dưới rốn, vùng này có hồi tràng (một phần ruột non), là phần của đường tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi bệnh Crohn nhiều nhất.
Đau ruột thừa cũng xảy ra ở vùng dưới bên phải, nhưng bệnh nhân bị đau dữ dội và cấp tính, trong khi đối với bệnh Crohn bệnh nhân đau bụng kéo dài và không liên tục.
Đau bụng và phản ứng viêm trong thành của đường ruột có thể ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng, khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, điều này khiến người bệnh bị Giảm cân.
Bệnh Crohn khiến người bệnh không thấy ngon miệng gây giảm cân
Sỏi thận
Nếu ruột bị viêm, nó có thể phá vỡ sự hấp thu chất béo trong cơ thể, calci sẽ liên kết với chất béo để tạo ra sỏi thận. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bệnh nhân vị bệnh Corhn có nguy cơ bị sỏi thận cao hơn hẳn những người bình thường.
Gây loét miệng, sưng mắt
Ngoài ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể như mắt, miệng. Người mắc bệnh Crohn có thể bị loét miệng và viêm kết mạc, viêm da… Bạn có thể thấy da nổi lên, mềm và đỏ có thể giống vết nhện cắn.
Bệnh Crohn gây loét miệng kéo dài
Khi có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh Crohn như trên bạn cần đến bác sỹ để thăm khám. Bác sỹ chẩn đoán bệnh Crohn sau khi loại bỏ các bệnh đường ruột khác gây ra những triệu chứng tương tự Crohn như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, ung thư đại tràng…Một loạt các xét nghiệm sẽ được thưc hiện để chẩn đoán, bao gồm:
- Xét nghiệm máu.
- Tìm máu trong phân.
- Nội soi ống tiêu hóa (bao gồm đại tràng, ruột non, và hệ thống đường tiêu hóa trên).
- Chụp X – Quang.
- Chụp cắt lớp CT scan.
Để kiểm soát tình trạng viêm, bác sỹ sẽ sử dụng các loại thuốc chống viêm tùy thuộc vào khả năng đáp ứng của bệnh nhân với loại thuốc nào và cân nhắc những lợi ích cũng như rủi ro khi sử dụng một số loại chống viêm có tác dụng phụ nghiêm trọng để điều trị.
Phẫu thuật được chỉ định khi việc sử dụng các loại thuốc hoặc cải thiện lối sống vẫn không làm giảm các triệu chứng của bệnh và khi xuất hiện các biến chứng như thủng ổ loét, chảy máu không cầm, xuất hiện lỗ rò giữa ruột và các bộ phận khác.
Bình luận của bạn