Phân biệt ba loại bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường có 3 loại cơ bản: Đái tháo đường type 1, type 2 và đái tháo đường thai kỳ.

Đái tháo đường giết chết 150 người Việt mỗi ngày!

Nên đo chỉ số đường huyết trước hay sau khi ăn?

Kiểm soát đái tháo đường bằng insulin: Làm sao mới tốt?

Đường huyết tăng cao khi thức dậy có nguy hiểm không?

Cả ba loại bệnh đái tháo đường đều có những điểm chung nhất định. Thông thường, cơ thể sẽ phá vỡ đường và carbohydrates trong thức ăn để chuyển thành một loại đường đặc biệt là glucose. Glucose được sử dụng làm nguyên liệu cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, các phân tử glucose không tự mình đi vào trong tế bào được mà cần có hormone insulin để vận chuyển. Bệnh đái tháo đường sẽ xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào không tiếp nhận hết lượng insulin được sản xuất ra khiến glucose bị tích tụ trong máu. Trong một vài trường hợp, bệnh xảy ra do cả hai nguyên nhân trên.

Đường máu cao nếu không được kiểm soát sẽ phá hủy các mạch máu nhỏ trong thận, tim, mắt hoặc hệ thống thần kinh. Đó là lý do tại sao bệnh đái tháo đường nếu không được chữa trị có thể gây bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận, mù mắt và tổn thương dây thần kinh ở bàn chân (loét bàn chân và phải cắt cụt chân).

Bệnh đái tháo đường type 1

Bệnh đái tháo đường type 1 còn được gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin, thường xuất hiện ở trẻ em, vị thành niên.

Đái tháo đường type 1 là một bệnh tự miễn, tức là cơ thể tự tấn công tuyến tụy và làm giảm lượng insulin được sản xuất ra ở đây. Bệnh đái tháo đường type 1 có tính di truyền và cũng có thể là do các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy bị lỗi.

Bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như bệnh võng mạc đái tháo đường, biến chứng thần kinh và biến chứng thận. Nghiêm trọng hơn, bệnh còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Bệnh đái tháo đường type 1 thường gặp ở trẻ em

Tiêm insulin và thay đổi lối sống là điều bắt buộc đối với bệnh nhân đái tháo đường type 1. Bên cạnh dùng thuốc đúng và đủ liều, người bệnh cần:

-         Kiểm tra đường huyết thường xuyên

-         Lên thực đơn cẩn thận cho các bữa ăn, tránh thực phẩm nhiều đường, calories và chất béo.

-         Tập thể dục hàng ngày

Bệnh đái tháo đường type 2

Theo thống kê, có tới 95% số người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường là type 2.

Đái tháo đường type 2 còn được gọi là bệnh đái tháo đường không phụ thuộc vào insulin, thường xuất hiện ở người trưởng thành và đang có xu hướng tăng lên ở trẻ em bị thừa cân/béo phì.

Bệnh đái tháo đường type 2 mặc dù nhẹ hơn so với type 1 nhưng vẫn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như bệnh thận đái tháo đường, biến chứng thần kinh, bệnh võng mạc đái tháo đường. Bệnh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đái tháo đường

Căn bệnh này gắn liền với tình trạng kháng insulin hoặc kém nhạy cảm với insulin của các tế bào, đặc biệt là tế bào chất béo, tế bào gan và tế bào cơ bắp. Khi bị kháng insulin, tuyến tụy phải làm việc nhiều hơn để sản xuất thêm insulin nhưng sau đó, cơ thể không có đủ insulin để kiểm soát đường huyết.

Những người bị béo phì có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 và biến chứng đặc biệt cao bởi họ thường bị kháng insulin.

Cho tới nay, đái tháo đường type 2 vẫn là một căn bệnh chưa có cách chữa. Tuy nhiên, bạn có thể chung sống hòa bình với bệnh bằng cách kiểm soát cân nặng, chế độ dinh dưỡng, tập thể dục và uống thuốc.

Đái tháo đường thai kỳ (đái tháo đường type 3)

Đái tháo đường thai kỳ là một trong những mối lo ngại của các bà bầu bởi nó được kích hoạt trong thời kỳ mang thai, thường được chẩn đoán ở 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ. Nguyên nhân là sự thay đổi của cơ thể khi mang thai có thể dẫn tới tình trạng kháng insulin.

Máu chứa lượng đường cao của bà mẹ có thể truyền sang thai nhi qua nhau thai, vì thế, bệnh đái tháo đường thai kỳ phải được kiểm soát chặt chẽ để bảo vệ sự tăng trưởng và phát triển của em bé.

Đái tháo đường thai kỳ

Theo Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, 2 – 10% phụ nữ mang thai bị mắc đái tháo đường thai kỳ, bệnh thường tự biến mất sau khi sinh, tuy nhiên, nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 của bà mẹ cũng tăng lên 10% vài năm sau khi sinh.

Bệnh đái tháo đường thai kỳ vừa nguy hiểm với bà mẹ, lại có thể khiến thai nhi bị chậm phát triển, tăng can bất thường, khó thở sau khi sinh, nguy cơ trẻ bị béo phì và mắc đái tháo đường về sau cũng cao hơn. Tỷ lệ phải sinh mổ cũng cao hơn do em bé quá to, bà mẹ có nguy cơ bị bệnh tim, thận và các biến chứng thần kinh, mắt.

Khi phát hiện mình bị đái tháo đường thai kỳ, bà bầu cần được theo dõi chặt chẽ và chăm sóc theo hướng dẫn của bác sỹ:

-         Lập kế hoạch bữa ăn cẩn thận để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng khi mang thai nhưng vẫn không bị thừa chất béo và calorie.

-         Tập thể dục hàng ngày

-         Theo dõi cân nặng thường xuyên

-         Dùng insulin để kiểm soát đường huyết nếu cần (theo chỉ định của bác sỹ).

Kim Chi H+ (Theo WebMD)

thực phẩm chức năng Thanh Đường An - sản phẩm hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết.

Giấy XNQC số 441/2014/XNQC-ATTP
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin do nhà sản xuất/phân phối cung cấp và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết