Kiểm soát đái tháo đường bằng insulin: Làm sao mới tốt?

Tiêm insulin là phương pháp cấp thiết để kiểm soát đái tháo đường

Nam giới 40 tuổi, phệ bụng: Hãy đi làm xét nghiệm đái tháo đường!

Bà bầu có nên sử dụng TPCN đái tháo đường?

Tuân thủ phác đồ điều trị, tại sao đường huyết vẫn tăng?

Ngôi nhà chung của người bị đái tháo đường

Tuy nhiên, việc sử dụng insulin lại không hề đơn giản. Alison Massey - Chuyên gia dinh dưỡng và đái tháo đường, Trung tâm Y tế Mercy (Baltimore, Hoa Kỳ) có một vài lưu ý giúp bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát đường huyết ổn định.

Thường xuyên theo dõi đường huyết

Alison Massey - Chuyên gia dinh dưỡng và đái tháo đường, Trung tâm Y tế Mercy (Baltimore, Hoa Kỳ)

Kiểm tra lượng đường trong máu là một chiến lược hữu ích có thể giúp người bệnh, hạn chế tối thiểu nồng độ đường huyết tăng cao. Bệnh nhân nên ghi lại chỉ số đường huyết đo được sau các hoạt động trong ngày (chẳng hạn tập thể dục, sử dụng thực phẩm...). Điều này sẽ giúp người bệnh biết được yếu tố nào nào có thể ảnh hưởng đến mức đường máu trong tương lai và giúp các bác sỹ xác định liều lượng insulin thích hợp.

Xét nghiệm đường huyết sau khi sử dụng insulin

Liều lượng insulin ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Nó phụ thuộc vào nhiều vấn đề như thể trạng, loại thực phẩm bạn ăn, các hình thức hoạt động và mức độ căng thẳng hiện tại. Thực hiện các bài kiểm tra về mức đường huyết sau khi sử dụng insulin sẽ tạo điều kiện cho bác sỹ xác định được lượng insulin mà bệnh nhân cần.

Nhận biết các loại insulin

Có nhiều loại insulin khác nhau với nhiều mục đích khác nhau. Điều quan trọng là phải biết chính xác loại và liều lượng insulin mà bạn đang sử dụng.

Các loại insulin bao gồm:

- Insulin tác dụng nhanh (Rapid-acting insulin): Bắt đầu phát huy tác dụng sau khi tiêm khoảng 5 phút. Có hiệu quả tốt nhất trong vòng 1 giờ sau tiêm và thời gian có thể kéo dài từ 2 - 4 giờ.

- Insulin bình thường hoặc insulin tác dụng ngắn (Regular or short-acting insulin): Cả 2 có tác dụng vào máu khi tiêm sau khoảng 30 phút. Tác dụng cao nhất từ 2 - 3 giờ sau tiêm, thời gian hoạt động lên tới 3 - 6 giờ.

- Insulin tác dụng trung bình (Intermediate-acting insulin): Có kết quả sau 2 - 4 giờ tiêm. Hoạt động mạnh nhất từ 4 - 12 giờ sau tiêm, hiệu quả kéo dài từ 12 - 18 giờ.

- Insulin tác dụng lâu (Long-insulin): Tác động vào máu trong vòng 6 - 10 giờ, có hiệu quả trong 20 - 24 giờ.

Chọn khu vực tiêm insulin

Tiêm insulin ở đâu cũng quyết định tới tác dụng nhanh hơn hay chậm hơn của một loại insulin nhất định. Để có tác dụng hiệu quả nhất, người bệnh nên tiêm insulin vào vùng bụng, tránh rốn hoặc các mô sẹo. Các vị trí tiêm khác có thể là phần trên cánh tay, đùi hoặc mông. Đặc biệt, không nên tiêm insulin tại một khu vực duy nhất nhằm tránh tình trạng phát triển bướu cứng hoặc tích tụ chất béo ở chỗ tiêm.

Bệnh nhân đái tháo đường nên tiêm insulin vào vùng bụng

Tập thể dục

Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Physiology — Endocrinology and Metabolism cho thấy, tập thể dục ít nhất một tuần với các bài tập có cường độ vừa và mạnh có thể giúp cơ thể nhạy bén hơn với tác dụng insulin ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Một vài lưu ý trong việc tập thể dục ở người bệnh đái tháo đường:  

- Cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu bất kỳ một chương trình tập luyện mới.

- Ghi lại lượng đường trong máu trước, sau khi tập thể dục để có thể theo dõi mức độ ảnh hưởng của bài tập tới đường huyết.

- Nếu lượng đường trong máu trước khi hoạt động thể chất đang xuống thấp, bệnh nhân có thể ăn nhẹ để gia tăng nồng độ đường như các loại hoa quả ít đường, các loại hạt... 

Uống nhiều nước

Khi nồng độ đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách đào thải nước ra ngoài thông qua thận. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường uống không đủ nước sẽ làm gia tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Kết quả nghiên cứu được công bố trong Tạp chí Clinical Nutrition đã tìm thấy một mối tương quan trực tiếp giữa chất béo trong chế độ ăn uống và hiệu quả tác dụng của insulin, ngay cả ở những người không bị đái tháo đường. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, để ngăn ngừa cơ thể kháng lại tác dụng của insulin, bệnh nhân cần hạn chế ăn chất béo bão hòa (chẳng hạn như bơ và kem). Khi sử dụng chất béo để nấu ăn, nên chọn các loại dầu thực vật có chất béo không bão hòa đơn và không no như dầu olive, dầu canola...

M. Hiếu H+ (Theo Alison Massey, Everyday Health)

Thực phẩm chức năng TĐCARE với thành phần từ các loại thảo dược như Khổ qua, Dây thìa canh, Thương truật, Linh chi, Sinh địa, Hoài sơn, tảo Spirulina có tác dụng hạ đường huyết, hạ cholesterol và lipid máu. Giúp giảm chỉ số HbA1c, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp ngăn ngăn ngừa biến chứng về tim mạch, thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường gây ra. Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết