- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Việc phát hiện và điều trị sớm đái tháo đường là cách tốt nhất để kéo dài sự sống cho người bệnh
Ngôi nhà chung của người bị đái tháo đường
Tại sao đái tháo đường ở Việt Nam tăng nhanh?
Đái tháo đường ảnh hưởng đến những bộ phận nào của cơ thể?
Trung bình, mỗi năm Việt Nam có gần 55.000 người chết do căn bệnh này. Hơn 85% số bệnh nhân khi được phát hiện đã có biến chứng dẫn đến việc điều trị hết sức khó khăn. Bệnh đái tháo đường không được phát hiện và điều trị sớm làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng, điển hình như: Bệnh võng mạc gây mù lòa; Tổn thương thần kinh nặng dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử phải cắt cụt chi; Bệnh lý tim mạch gây ra đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Do các biến chứng này, người bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ tử vong sớm cao hơn gần gấp 2 lần so với những người không bị bệnh đái tháo đường. Theo thống kê trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường đang phát triển theo cấp số nhân (211% so với tỷ lệ 70% của thế giới), Việt Nam nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới.
Các chuyên gia y tế nhận định, chính thói quen sinh hoạt không khoa học, chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu cân bằng, dung nạp quá nhiều tinh bột, đường, ít chất xơ, lười vận động dẫn tới thừa cân, béo phì, cơ thể đề kháng insulin kéo theo gánh nặng bệnh đái tháo đường và các bệnh tim mạch, hô hấp ở Việt Nam cũng như trên phạm vi toàn cầu.
Đái tháo đường là bệnh có thể phòng ngừa hiệu quả, để tránh nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyến cáo cộng đồng:
- Cần có một chế độ ăn hợp lý mỗi ngày 3 bữa, khẩu phần ăn nhiều rau củ quả, ít tinh bột, đạm và chất béo.
- Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh và đồ uống có cồn. Nếu đang hút thuốc, hãy bỏ ngay.
- Tập thể dục đều đặn, kiểm soát và duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý ổn định.
Bình luận của bạn