Bắt “thủ phạm” làm gia tăng biến chứng đái tháo đường

Một số chế độ ăn uống và thói quen hàng ngày tưởng chừng vô hại lại có thể làm đột biến đường huyết

Nghiện ăn đồ ngọt có bị đái tháo đường và tăng huyết áp không?

Nước ngọt - "thủ phạm" gây ra 8.000 ca đái tháo đường mỗi năm

Bất lực: Dấu hiệu "nhìn thấy bằng mắt thường" của đái tháo đường, tim mạch

7 triệu chứng đái tháo đường type 2 không thể bỏ qua

1. Sử dụng đồ uống có đường 

Ngoài gia tăng tỷ lệ thừa cân béo phì, đồ uống ngọt khiến bệnh nhân khó quản lý đái tháo đường một cách hiệu quả. Đây là kết quả dựa trên 30 nghiên cứu đến từ các nhà khoa học Mỹ về sự ảnh hưởng của tiêu thụ đồ uống ngọt tới bệnh lý đái tháo đường.

2. Bỏ qua bữa sáng 

Bữa ăn quan trọng nhất trong ngày là ăn sáng và nó đặc biệt đúng với bệnh nhân đái tháo đường. Không ăn sáng sẽ làm cho bạn có xu hướng ăn nhiều hơn vào bữa trưa và đó là thủ phạm làm tăng đột biến lượng đường trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.

3. Ăn tinh bột

Theo khuyến cáo, bệnh nhân đái tháo đường cần hạn chế tinh bột và tăng cường các loại rau củ quả như bina, bí, cà chua, bông cải xanh… trong chế độ ăn uống hàng ngày. Một lượng chất xơ lớn có trong rau củ quả sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu và quản lý ổn định lượng đường trong máu. Với trái cây, cần hạn chế các trái cây ngọt, nên ăn các loại quả như ổi, việt quất, dâu tây vì chúng từ lâu đã được biết đến với tác dụng làm giảm huyết áp và cải thiện độ nhạy của insulin.

4. Không ăn cá

Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi rất giàu acid béo omega-3 giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tăng huyết áp, ngăn ngừa và quản lý hiệu quả đái tháo đường.

5. Ăn đêm

Ăn đêm có thể khiến lượng đường trong máu gia tăng và làm mất đi hiệu quả insulin trong việc kiểm soát đường huyết.

Ăn đêm có thể khiến lượng đường trong máu gia tăng

6. Ăn bơ

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, bơ tác động tiêu cực đến chức năng của insulin trong việc tầm soát lượng đường trong máu. Thay vì sử dụng bơ, bạn có thể dùng dầu olive cho một số món trong tuần để thực đơn bớt nhàm chán.

7. Thích gì mua nấy

Trên thực tế, dành thời gian liệt kê trước các loại thực phẩm nên mua trên giấy sẽ giúp bạn không phải suy nghĩ về việc lựa chọn thực phẩm khi đi chợ/siêu thị và hạn chế được các loại thực phẩm nằm trong danh sách không an toàn với bệnh đái tháo đường.

8. Ăn theo cảm xúc

Theo một nghiên cứu đến từ Hà Lan với hơn 1.500 người tham gia, những diễn biến tâm lý như cảm thấy buồn, tuyệt vọng hoặc căng thẳng có thể dẫn đến tình trạng tiêu thụ thực phẩm thiếu kiểm soát làm gia tăng lượng đường trong máu.

9. Thiếu ngủ

Ngủ ít hơn sáu giờ mỗi đêm có thể phá vỡ hoạt động của các hormone có tác dụng kiểm soát đường huyết. Nếu bạn đang gặp vấn đề về giấc ngủ, có thể áp dụng một vài biện pháp đơn giản như tắm bằng nước ấm dưới vòi sen, nghe nhạc, đọc sách có nội dung nhẹ nhàng trước khi ngủ và tắt/để chế độ im lặng các thiết bị điện tử viễn thông như điện thoại, máy tính bảng…

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)

Sản phẩm TĐCARE với thành phần từ các loại thảo dược như Khổ qua, Dây thìa canh, Thương truật, Linh chi, Sinh địa, Hoài sơn, tảo Spirulina có tác dụng hạ đường huyết, hạ cholesterol và lipid máu. Giúp giảm chỉ số HbA1c, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp ngăn ngăn ngừa biến chứng về tim mạch, thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường gây ra.

Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết