Bệnh đái tháo đường rất dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm
Giáo dục lối sống giúp ngăn ngừa đái tháo đường type 2
Đi bộ hoặc đứng lên ngồi xuống tốt cho bệnh đái tháo đường
Tập tạ giúp giảm nguy cơ đái tháo đường
Huyết áp và cholesterol
Bệnh đái tháo đường có liên quan đến các bệnh mạn tính khác như tăng huyết áp và bệnh tim. Vì vậy, bạn cần thường xuyên kiểm tra huyết áp (khoảng 4 lần/năm) và xét nghiệm cholesterol ít nhất một lần/năm.
Kiểm tra mắt
Nếu bị đái tháo đường, bạn nên kiểm tra thị lực mỗi năm. Bệnh đái tháo đường có thể làm suy yếu và gây tổn thương cho các mạch máu nhỏ ở võng mạc (lớp trong cùng của mắt).
Tình trạng này được gọi là bệnh võng mạc đái tháo đường và đặc trưng bởi các dấu hiệu gồm: Mờ mắt, giảm tầm nhìn... Nó cũng làm tăng nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
Kiểm tra thần kinh
Đường huyết cao có thể gây tổn thương cho các dây thần kinh
Đường huyết cao cũng có thể gây ra tổn thương cho các dây thần kinh trong cơ thể dẫn đến bệnh thần kinh đái tháo đường. Các triệu chứng bao gồm: Tê các chi, tiêu chảy, mất kiểm soát bàng quang, thay đổi thị lực và chóng mặt. Nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng nào, bạn cần nói ngay cho các bác sỹ để được kiểm tra ngay lập tức.
Kiểm tra chức năng thận
Chức năng thận cần được đánh giá mỗi năm một lần vì bệnh đái tháo đường có thể gây tổn thương cho các mạch máu trong thận. Nguy cơ mắc bệnh thận còn tăng cao hơn ở những bệnh nhân đái tháo đường bị tăng huyết áp.
Kiểm tra nước tiểu, urea nitrogen trong máu và creatinin nước tiểu... là các xét nghiệm có thể được thực hiện để kiểm tra chức năng thận.
Kiểm tra nha khoa
Bạn cũng nên gặp các bác sỹ nha khoa ít nhất 2 lần/năm để kiểm tra răng, nướu răng và các vấn đề răng miệng. Bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe răng miệng của bạn.
Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ sâu răng. Bệnh nướu răng có thể xảy ra thường xuyên hơn, nặng hơn và mất nhiều thời gian để chữa lành nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường.
Bình luận của bạn