Bệnh ho gà gia tăng: Làm gì để phòng tránh?

Các địa phương cần tăng cường công tác phòng chống bệnh Ho gà

Phương pháp tự nhiên giúp điều trị ho gà tại nhà

Có nên tự điều trị ho gà tại nhà bằng thuốc kháng sinh?

Vào mùa ho gà: Cần nằm lòng triệu chứng bệnh nguy hiểm này

10 sự thật về bệnh ho gà có thể bạn chưa biết

Trao đổi với báo chí, PGS.TS Trần Minh Điển - PGĐ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, 3 tháng gần đây, số mắc ho gà có xu hướng tăng, nhiều trẻ rất nhỏ. Nguyên nhân là do các bà mẹ chưa có kháng thể phòng bệnh, do chưa tiêm vaccine hoặc đã hết kháng thể nên khi sinh trẻ ra, trẻ không được truyền kháng thể từ mẹ, bị mắc ho gà.

Trước sự gia tăng của bệnh ho gà, Bộ Y tế đã ra công văn yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác phòng chống bệnh ho gà. Tổ chức thực hiện triệt để việc tiêm phòng vaccine cho trẻ.Thực hiện giám sát chủ động, xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để cách ly, điều trị kịp thời, không để dịch bùng phát. Đặc biệt tại các cơ sở giáo dục phải thực hiện vệ sinh phòng dịch.

Lịch tiêm chủng cho trẻ:
- Mũi thứ 1: tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi.
- Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng.
- Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng.
- Mũi thứ 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi.
Để phòng chống bệnh ho gà, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp như đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vaccine phòng bệnh ho gà (vaccine phối hợp phòng bệnh Bạch hầu, ho gà, uốn ván – DTP hoặc vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, virus viêm gan B và Haemophilus influenzae type b - Quinvaxem) đủ liều, đúng lịch.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; Che miệng khi ho hoặc hắt hơi; Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Đặc biệt, khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà trẻ phải nghỉ học, cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Bệnh ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng bệnh nhân khi ho, hắt hơi. Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho gà rất đặc trưng, thể hiện trẻ ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn.
Trần Lưu H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm