Bệnh ho gà thường gặp nhiều và mùa Đông - Xuân
Vào mùa ho gà: Cần nằm lòng triệu chứng bệnh nguy hiểm này
10 sự thật về bệnh ho gà có thể bạn chưa biết
Làm gì khi trẻ bị ho gà?
Phân biệt ho do viêm tắc thanh quản và ho gà ở trẻ
Như đã biết, triệu chứng trong giai đoạn đầu mắc bệnh ho gà khá giống với cảm lạnh, bao gồm: Chảy nước mũi, sốt nhẹ, ho tiến triển và đặc biệt có thể kéo dài nhiều tuần. Nguy hiểm hơn nữa là cho tới nay chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh ho gà và bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp.
Phòng bệnh ho gà tốt nhất là tiêm phòng vaccine. Hiện nay, vaccine ho gà đang sử dụng tiêm chủng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng là Quinvaxem (DPT-VGB-Hib) có thành phần ho gà toàn tế bào, để tiêm chủng 3 liều cơ bản cho trẻ lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi. Ngoài ra, chương trình cũng sử dụng vaccine bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT) để tiêm chủng nhắc lại cho trẻ khi trẻ 18 tháng tuổi từ năm 2011 đến nay.
Tuy nhiên, vaccine chống ho gà không hẳn có hiệu lực lâu dài. Phần lớn những người lớn bị ho gà đã từng tiêm chủng phòng ngừa bệnh này khi còn bé. Tuy những người này có thể triệu chứng không nặng, họ vẫn lây truyền bệnh cho người thiếu miễn nhiễm xung quanh.
Để điều trị ho gà, bệnh nhân thường được dùng thuốc kháng sinh (như Erythromycin, Azithromycin, Co-Trimoxazole) 3 - 4 tuần sau khi nhiễm bệnh. Nếu uống thuốc ngay sau khi nhiễm bệnh (từ 1 - 2 tuần) có thể làm giảm bớt các triệu chứng ho gà và giảm thời gian bị bệnh. Bệnh nhân thường được kê đơn Erythromycin trong 14 ngày. Tuy nhiên, thuốc này tiềm ẩn một số tác dụng phụ như: Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy (41% bệnh nhân gặp các triệu chứng này).
Một nghiên cứu được công bố trên Thư viện Cochrane đã đánh giá các rủi ro và lợi ích của việc điều trị bệnh ho gà và thuốc kháng sinh ở trẻ em và người trưởng thành. Theo đó, thuốc kháng sinh không có hiệu quả khi điều trị các ca bệnh ho gà thứ phát và có nhiều tác dụng phụ.
Một nghiên cứu tổng hợp khác khác cũng phát hiện ra rằng thuốc kháng histamine, tiêm globulin miễn dịch chống ho gà và Salbutamol (một loại thuốc làm giãn đường hô hấp và làm tăng lưu lượng không khí vào phổi, giúp dễ thở hơn) không làm giảm số lượng các cơn ho ở bệnh nhân ho gà. Bệnh nhân được tiêm globulin miễn dịch chống ho gà cũng không cải thiện được tình trạng bệnh, thậm chí còn gặp tác dụng phụ như: Đi ngoài phân lỏng, đau và sưng tấy vùng da xung quanh vị trí tiêm.
Chính vì vậy, cần tham vấn bác sỹ, dược sỹ kỹ lưỡng để lựa chọn phương pháp điều trị ho gà. Không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi thấy những triệu chứng ho, sốt hay chảy nước mũi.
Phòng ngừa bệnh ho gà
Ho gà lây lan qua ho và hắt hơi khi tiếp xúc gần gũi với người khác, sau đó họ hít phải vi khuẩn ho gà. Thực hành vệ sinh tốt luôn được khuyến cáo để dự phòng sự lây lan của bệnh lý đường hô hấp này: Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho và hắt hơi; Bỏ khăn giấy đã dùng vào thùng rác; Nếu bạn không có khăn giấy, thì ho hoặc hắt hơn vào tay áo trên hoặc khuỷu tay của bạn, không ho hoặc hắt hơn vào bàn tay; Rửa bàn tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm trong tối thiểu 30 giây...
Ngoài ra, bạn có thể tham vấn bác sỹ để sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp tăng cường hệ miễn dịch như: ImmuneGamma, Delta-Immune, Probiotics...
Bình luận của bạn