Khi bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn người bệnh dễ gặp các biến chứng nguy hiểm
[Inforgraphics]: Nhận biết viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A
Nhiễm liên cầu khuẩn lợn từ bát tiết canh dê
Suy gan, suy thận, tử vong chỉ vì ăn tiết canh lợn
Suy gan, suy thận, tử vong chỉ vì ăn tiết canh lợn
Con đường lây truyền liên cầu khuẩn lợn
Liên cầu khuẩn lợn là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu từ lợn. Tác nhân gây bệnh liên cầu lợn là một loại liên cầu khuẩn có tên là Streptococcus suis (S.suis). Vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp trên đặc biệt là xoang mũi, tai, hầu họng lợn. Tuy nhiên, vi khuẩn cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của lợn.
Bệnh có thể lây sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, chất bài tiết, ăn sản phẩm từ lợn chưa nấu chín kỹ, đặc biệt là tiết canh.
Theo TS.BS Hoàng Bùi Hải - Trưởng khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: "Tiết canh là món ăn được người Việt sử dụng rất nhiều. Trong những năm gần đây xuất hiện nhiều trường hợp người dân nhiễm liên cầu khuẩn lợn khi ăn tiết canh".
Gần đây nhất tại Thanh Hóa có 2 người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh. Hai bệnh nhân là Nguyễn Đình Nhàn và Trần Văn Phi đều 50 tuổi ở huyện Nga Sơn. Hai bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi toàn thân. Bác sỹ chẩn đoán cả hai nhiễm khuẩn liên cầu lợn do ăn tiết canh. Ngày 18/3, tình trạng bệnh nhân Phi diễn biến nặng, gia đình xin về nhà. Ông Phi sau đó đã tử vong. Còn bệnh nhân Nhàn sau 10 ngày chữa trị tại Khoa Truyền nhiễm đã tỉnh táo nhưng thính lực giảm.
Bạn có thể nhiễm liên cầu khuẩn lợn khi ăn tiết canh sống
Triệu chứng khi bị liên cầu khuẩn lợn
Vi khuẩn liên cầu khuẩn lợn tấn công người sẽ gây biểu hiện ban đầu là sốt rất cao, đau đầu đau dữ dội, đau cứng cổ gáy, tri giác lơ mơ, li bì, hôn mê sau đó sốc và tụt huyết áp, suy hô hấp; Một số bệnh nhân có dấu hiệu phát ban trên da, sau 5 ngày ban không những không lặn mà càng ngày càng rõ, kèm theo mệt mỏi.
Tiếp đó, bệnh nhân có thể bị viêm màng não như nhức đầu, buồn nôn, cứng cổ, đau khớp, liệt nửa mặt và nửa người, viêm phổi, suy gan, suy đa phủ tạng. Nếu ở thể nhiễm trùng huyết, người bệnh sốt cao, da xanh, mệt mỏi phờ phạc, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, sốc do nhiễm độc, xuất huyết dưới da, tăng huyết áp, tăng nhịp tim, rối loạn chức năng gan, đông máu nội mạc rải rác và hội chứng suy hô hấp cấp.
Bệnh nhân xuất hiện các nốt ban khi bị liên cầu khuẩn lợn
Liên cầu khuẩn lợn là căn bệnh truyền nhiễm lây từ lợn sang người, là tình trạng nhiễm khuẩn huyết gây tổn thương não, toàn bộ các cơ quan phủ tạng, bệnh nhân dễ tử vong nhanh. Nếu bệnh nhân cứu được cũng phải tốn kém rất nhiều và thời gian nằm viện lâu
Phòng liên cầu khuẩn lợn thế nào?
Để phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn lợn, người dân nhất là những người có tiếp xúc với lợn cần thực hiện vệ sinh cá nhân (trang bị bảo hộ lao động, rửa tay chân sau khi tiếp xúc...). Thịt lợn phải được nấu chín trước khi ăn và tuyệt đối không ăn tiết canh, thịt lợn còn sống.
Thịt lợn phải được nấu chín trước khi ăn
Sau khi ăn thịt lợn hoặc tiếp xúc với lợn, nếu thấy có triệu chứng sốt cao, nhức đầu, nôn nhiều, đau họng, cần đến khám ngay ở cơ sở y tế. Khi giết mổ lợn hoặc tiêu huỷ lợn nhiễm bệnh phải sử dụng đồ bảo hộ. Không được mua bán, giết thịt, ăn thịt lợn bệnh và chết.
Những người có vết thương hở không nên tiếp xúc với lợn hoặc tham gia giết mổ, chế biến thịt lợn. Người tiêu dùng chỉ nên mua thịt lợn ở nơi tin cậy, có đóng dấu kiểm dịch của cơ quan thú y. Tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Đối với người chăn nuôi lợn nên chọn con giống rõ nguồn gốc, thực hiện vệ sinh phòng bệnh, khử trùng tiêu độc, tiêm phòng các loại vaccine theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
Bình luận của bạn