Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Nguyên nhân gây tử vong hàng đầu

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ là nguyên nhân tử vong thứ tư thế giới trong tương lai gần

Khi nào bệnh nhân COPD cần thở oxy?

COPD - kẻ giết người lấy cắp hơi thở

Bệnh nhân COPD lưu ý khi sử dụng thuốc corticoid

Khám bệnh COPD, hen phế quản ở đâu uy tín và chất lượng?

Thông tin từ  “Hội nghị khoa học hưởng ứng ngày Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính toàn cầu” do Ban điều hành dự án phòng chống Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và Hen phế quản (Bệnh viện Bạch Mai) tổ chức cho thấy, ít nhất 4,2% dân số Việt Nam đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Một số tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam cho biết, tỷ lệ này còn cao hơn nhiều, có thể chiếm đến 7% dân số.

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không đặc biệt “ưu tiên” bệnh nhân nào nhưng nam giới là nhóm bệnh nhân mắc nhiều hơn so với nữ giới: Gấp khoảng 4 lần. Đó là do đặc thù ở nước ta, nam giới có tỷ lệ hút thuốc lá, thuốc lào trong thời gian dài rất lớn. Ngoài ra, yếu tố môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề chính là nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang có chiều hướng tăng mạnh.

Hiện nay, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một căn bệnh không có khả năng điều trị khỏi hẳn mà chỉ có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh. Mỗi năm, bệnh cướp đi sinh mạng của hơn 3 triệu người trên toàn thế giới và được dự báo đến năm 2020 sẽ trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4, chỉ sau bệnh tim mạch, ung thư và tai nạn giao thông.

Theo PGS.TS Nguyễn Hải Anh - PGD Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, mặc dù căn bệnh này không có khả năng chữa khỏi, nhưng nếu người dân có kiến thức phòng tránh, tỷ lệ mắc sẽ giảm xuống, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm tử vong cho các bệnh nhân.

PG.TS Nguyễn Hải Anh khuyên người bệnh khi có những triệu chứng trên nên đến gặp bác sỹ sớm để được khám bệnh, đo hô hấp, tham gia chương trình phối hợp điều trị bệnh, bao gồm phòng tránh các yếu tố nguy cơ, trong đó có cai thuốc lá, tiêm ngừa cúm, tiêm ngừa viêm phổi, sử dụng thuốc giãn phế quản, thuốc kháng viêm đường hít, phục hồi chức năng hô hấp, sử dụng liệu pháp oxy tại nhà và can thiệp phẫu thuật cắt giảm thể tích phổi khi có chỉ định.

Tiêu Bắc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp