Bệnh nhân COPD lưu ý khi sử dụng thuốc corticoid

Corticoid dạng xịt hiện đang được nhiều bệnh nhân sử dụng hơn cả

Khám bệnh COPD, hen phế quản ở đâu uy tín và chất lượng?

Mới bị COPD, bỏ thuốc lá có chữa khỏi bệnh không?

Yoga cải thiện chức năng phổi ở bệnh nhân COPD

Cách cải thiện "chuyện ấy" ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính

Corticoid hiện nay là thuốc được sử dụng phổ thông nhất trên thế giới để điều trị bệnh với mục đích kháng viêm, các bệnh liên quan đến cơ chế miễn dịch, đặc biệt là một số bệnh hô hấp mạn tính như viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bao gồm cả điều trị trong thời gian ngắn và điều trị kéo dài.

Corticoid thường được dùng ở dạng uống và dạng phun xịt. Corticoid dạng uống được chỉ định ở bệnh nhân COPD giai đoạn nặng. Vì dùng corticoid dạng uống kéo dài có thể gây nhiều tác dụng phụ nên người bệnh thường được các bác sỹ chỉ định dùng corticoid dạng uống trong thời gian ngắn (từ 5 - 14 ngày) để cải thiện chức năng hô hấp.

So với dạng uống, corticoid dạng phun xịt được sử dụng nhiều hơn cả do có tính an toàn cao tuy tác dụng không bằng. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân dùng corticoid dạng phun xịt đã giảm đáng kể các triệu chứng và cải thiện tình trạng sức khỏe chung cho bệnh nhân COPD.

Tác dụng không mong muốn của corticoid

- Ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ: Sử dụng corticoid đường uống liều cao trong thời gian dài sẽ ức chế chiều cao trẻ em. Vì vậy, trong trường hợp phải dùng, các bác sỹ thường chỉ định trẻ em dùng liều thấp có hiệu quả và dùng trong thời gian ngắn nhất.

- Gây loãng xương: Dùng corticoid đường uống kéo dài có thể gây loãng xương, gãy xương mà không có chấn thương.

- Suy thượng thận do thuốc: Corticoid dạng uống dễ gây suy thượng thận, là tình trạng tuyến thượng thận sản xuất quá ít cortison dẫn đến rối loạn các quá trình chuyển hóa trong cơ thể.

- Gây bệnh cushing:  Là một bệnh nội tiết do rối loạn sản xuất hormone vỏ thượng thận khi sử dụng corticoid đường uống kéo dài.

Corticoid hiệu quả trong điều trị các triệu chứng của COPD

- Loét dạ dày, tá tràng: Người bệnh COPD có thể bị loét dạ dày, tá tràng nếu dùng corticoid đường uống lâu dài.

- Chức năng chuyển hóa và nội tiết: Corticoid có thể gây tăng huyết áp, làm lớp mỡ dưới da bụng dày, lớp mỡ dưới da ở chi teo mỏng, tích mỡ ở trên bả vai, sau gáy, mặt tròn, tăng cân, tăng đường máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch.

- Tăng nguy cơ nhiễm trùng: Dùng corticoid liều cao, thời gian sử dụng lâu làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng như lao phổi, viêm phổi do pneumocystis carinii, nấm,...

- Tuy an toàn hơn nhưng corticoid dạng phun xịt cũng có thể gây nhiễm nấm candida ở miệng, gây ho, khó phát âm và khàn tiếng. 

Cách sử dụng corticoid an toàn và hiệu quả

Vì corticoid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nên bệnh nhân COPD cần lưu ý một số điều sau đây:

- Dùng corticoid phải được bác sỹ chỉ định, không tự ý sử dụng thuốc.

- Khi sử dụng thuốc phải tuân thủ đúng liều lượng, thời gian, cách dùng theo chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc.

- Khi dùng corticoid dạng phun xịt, bệnh nhân COPD cần thực hiện đều đặn, không dừng thuốc đột ngột vì nó có thể khiến họ bùng phát các triệu chứng của COPD. Để khắc phục khi sử dụng bình xịt thuốc nên có kèm thiết bị phụ để thuốc không lắng đọng ở miệng và xúc miệng sau khi dùng thuốc.

- Khi có những biểu hiện tác dụng không mong muốn của thuốc, cần báo ngay cho bác sỹ để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Trong thời gian sử dụng corticoid cần có chế độ ăn ít đường, mỡ và muối, ăn thức ăn có nhiều đạm, kali, calci, nên tham khảo một số dòng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị COPD. 

M. Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp