Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) chủ yếu do hút thuốc lá
Làm gì để dự phòng cơn COPD cấp?
Bệnh nhân COPD vẫn có thể sống thọ hơn 100 tuổi
Yoga cải thiện chức năng phổi ở bệnh nhân COPD
Mới bị COPD, bỏ thuốc lá có chữa khỏi bệnh không?
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới WHO, trên thế giới có hơn 65 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Đặc biệt, năm 2005 có tới hơn 3 triệu người chết vì COPD, tương ứng với 5% tất cả các trường hợp tử vong trên toàn cầu. Độ tuổi mắc bệnh 35, 40 (tùy vào từng quốc gia) - độ tuổi lao động “vàng”, trong đó 90% liên quan đến hút thuốc lá. Hầu hết các thông tin có về tỷ lệ mắc bệnh cũng như tử vong vì COPD đến từ các quốc gia có thu nhập cao.
Thời gian gần đây, bệnh COPD từ phổ biến hơn ở nam giới đã gia tăng số người mắc bệnh ở nữ giới. Bên cạnh lý do là phụ nữ ngày càng có xu hướng hút thuốc lá thường xuyên, thì họ cũng phải tiếp xúc nhiều với môi trường không khí bị ô nhiễm (khói thuốc, nhiên liệu sinh khối sử dụng để nấu ăn, khói đốt…).
COPD bao gồm viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng
Năm 2002, COPD được đánh giá là nguyên nhân gây tử vong thứ năm. Vào thời điểm đó, các nhà phân tích dự báo tổng số ca tử vong do COPD sẽ tăng hơn 30% trong 10 năm tiếp theo. Ước tính tới năm 2030, COPD sẽ trở thành nguyên nhân thứ ba tử vong trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, không cần chờ lâu đến thế, năm 2012, vượt qua cả ung thư và HIV/AIDS, chỉ xếp sau bệnh tim mạch và đột quỵ, COPD đã trở thành “kẻ giết người” lớn thứ ba trên toàn thế giới và đang “nhăm nhe” đứng đầu.
Nguy hiểm là vậy nhưng tỷ lệ người hiểu biết về bệnh này còn rất thấp. Tại Việt Nam, theo điều tra toàn quốc của Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2007, chỉ có khoảng 4,3% trong số 25.000 người được phỏng vấn biết về bệnh này. Số liệu điều tra cho thấy COPD chiếm tỷ lệ 4,2% dân số nam giới trên 40 tuổi và mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người mắc bệnh (bằng dân số của 1 tỉnh Đồng bằng Sông Hồng). Hàng năm, khoảng gần 30% người mắc bệnh phổi vào Bệnh viện Phổi Trung ương là do bệnh COPD. Mặc dù Bệnh viện đã có một khoa dành riêng cho bệnh COPD, nhưng luôn trong tình trạng quá tải.
Gánh nặng bệnh tật mà gia đình người bệnh và xã hội phải gánh chịu là rất lớn. Hiện nay, các nhà nghiên cứu chưa tìm ra được phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn với căn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính này. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ có thể làm giảm triệu chứng, làm chậm quá trình tổn thương ở phổi, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Riêng chi phí y tế cho mỗi đợt điều trị đợt cấp của COPD phải vào viện có thể từ 30 - 50 triệu đồng, thậm chí là hơn. Nếu bệnh nhân không được chăm sóc quản lý tốt tại cộng đồng, có thể mỗi năm phải nhập viện từ 2 - 3 đợt. Số lần vào viện càng nhiều thì nguy cơ tử vong càng lớn.
Chính vì vậy, kịp thời phát hiện, can thiệp sớm sẽ rất hữu ích để giảm mức độ nặng của COPD, giảm nguy cơ mắc những đợt cấp làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đe dọa tính mạng người bệnh.
Tìm hiểu thêm về COPD:
Khám bệnh COPD, hen phế quản ở đâu uy tín và chất lượng?
6 dấu hiệu thường gặp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bình luận của bạn