- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Rung nhĩ là một biến chứng tim mạch nguy hiểm
Rung nhĩ: Làm sao để phòng ngừa nguy cơ biến chứng?
Chú ý 6 nguy hiểm tiềm ẩn với người bệnh rung nhĩ
Cha mẹ cần biết gì về tình trạng rung nhĩ của con?
Mắc bệnh Celiac làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, rung nhĩ
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh?
Nguy cơ rung nhĩ có xu hướng tăng cao khi bạn về già. Bệnh rất hiếm khi xảy ra ở trẻ em và người dưới 40 tuổi. Bệnh xuất hiện phổ biến nhất với những người trong độ tuổi từ 45 trở lên. Mặc dù những người cao tuổi (trên 60) có nguy cơ mắc rung nhĩ cao nhất, nhưng vẫn có tới hơn 50% những người mắc rung nhĩ nằm trong độ tuổi từ 45 - 60.
Bệnh rung nhĩ thường phổ biến ở phụ nữ hơn so với nam giới. Trên thực tế, phụ nữ có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch nói chung, trong đó có rung nhĩ.
Phụ nữ có nguy cơ mắc rung nhĩ cao hơn nam giới
Các dạng rung nhĩ
Có 3 dạng rung nhĩ: Rung nhĩ kịch phát, rung nhĩ mạn tính và rung nhĩ kéo dài. Trong đó, rung nhĩ kịch phát là tình trạng các tín hiệu điện tim bị lỗi, gây ra nhịp tim nhanh nhưng chỉ kéo dài dưới 24 giờ. Rung nhĩ liên tục thường kéo dài trong hơn 1 tuần và rung nhĩ mạn tính là tình trạng không thể phục hồi hoàn toàn, các cơn rung nhĩ sẽ trở nên thường xuyên hơn theo thời gian.
Các triệu chứng rung nhĩ
Các triệu chứng rung nhĩ thường gặp bao gồm: Đau tức ngực và đánh trống ngực (nhịp tim nhanh). Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm thấy khó thở, mệt mỏi, yếu đuối… mặc dù vẫn có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
Trong một vài trường hợp nặng, bạn có thể cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, hụt hơi mỗi khi hoạt động. Các triệu chứng này có thể đến rồi đi, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần của người bệnh.
Rung nhĩ có thể di truyền
Ngoài các yếu tố nguy cơ về lối sống và một số bệnh tim mạch (như suy tim, bệnh mạch vành…), nhiều nghiên cứu cho thấy rung nhĩ cũng có khả năng di truyền giữa các thành viên trong gia đình.
Chính vì vậy, nếu trong gia đình bạn từng có người bị rung nhĩ, tốt hơn hết bạn cũng nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để có thể tầm soát bệnh sớm.
Lựa chọn điều trị
Sử dụng thuốc kiểm soát nhịp tim là phương pháp điều trị nội khoa phổ biến, nhằm làm giảm triệu chứng, phòng ngừa biến chứng đột quỵ, nhồi máu cơ tim… Tuy nhiên, thuốc đôi khi lại là nguyên nhân kích hoạt hoặc khiến cơn rung nhĩ trở nên tồi tệ.
Thay vào đó, bệnh nhân rung nhĩ nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích hoạt cơn rung nhĩ. Cụ thể, bạn nên giảm tiêu thụ các chất kích thích (rượu bia, nước tăng lực, thuốc lá…). Tình trạng ô nhiễm không khí cũng có thể là một tác nhân gây kích hoạt cơn rung nhĩ.
Vi Bùi H+ (Theo Draxe)
Gợi ý thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim và giảm các triệu chứng hồi hộp, trống ngực, khó thở… cho người bệnh rung nhĩ.
Bình luận của bạn