Phụ nữ mãn kinh có nguy cơ tăng huyết áp, rung nhĩ

Giảm hormon estrogen có thể làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch như rung nhĩ

19 tip thay đổi chế độ ăn uống giúp bạn kiểm soát rung nhĩ

Người bệnh rung nhĩ cẩn thận với 2 biến chứng có thể gây tử vong

Thực phẩm giàu kali quan trọng thế nào với người bệnh rung nhĩ?

7 mẹo quản lý cảm xúc khi bị rung nhĩ, rối loạn nhịp tim

Suy giảm estrogen ảnh hưởng gì tới sức khỏe tim mạch?

Tăng huyết áp: Khi nồng độ estrogen suy giảm, các cơ tim và mạch máu trở nên cứng, ít đàn hồi hơn. Điều này có thể khiến huyết áp tăng cao, làm tăng áp lực lên tim và gia tăng nguy cơ các bệnh tim mạch khác như rung nhĩ.

Tăng cholesterol máu: Thiếu estrogen cũng có thể gây ra những thay đổi bất lợi của lượng cholesterol máu. Cụ thể, các cholesterol tốt (HDL) sẽ suy giảm còn cholesterol xấu (LDL) lại có xu hướng gia tăng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ nguy hiểm.

Phụ nữ mãn kinh cần cẩn thận các bệnh tim mạch như rung nhĩ

Rung nhĩ: Nhiều phụ nữ có thể trải qua các rối loạn nhịp tim, rung nhĩ trong thời kỳ mãn kinh. Các chuyên gia cho rằng sự thay đổi hormone trong giai đoạn này có thể khiến tim đập nhanh hơn, đi kèm các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi. Nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng rối loạn nhịp tim nhanh có thể phát triển thành bệnh rung nhĩ.

Cẩn thận 6 dấu hiệu phát triển bệnh rung nhĩ ở phụ nữ mãn kinh

Dù những thay đổi xảy ra trong cơ thể trong thời kỳ mãn kinh là điều tất yếu, bạn vẫn nên chú ý tới một số dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp, rung nhĩ nguy hiểm:

Các cơn trống ngực: Đừng coi nhẹ tình trạng nhịp tim nhanh, trống ngực. Chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh rung nhĩ.

Khó thở: Nếu trước đây bạn vẫn có thể leo cầu thang tốt và giờ đây bạn bị hụt hơi mỗi khi đi thang bộ 1 - 2 tầng, hãy thông báo ngay với bác sỹ. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm, trong đó có rung nhĩ.

Cảm thấy áp lực ở ngực: Nhiều phụ nữ thường chủ quan không đi khám sức khỏe tim mạch cho tới khi các cơn đau tức ngực nghiêm trọng xuất hiện. Tốt hơn hết bạn nên cảnh giác từ khi cảm thấy áp lực trong lồng ngực. Chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim ở phụ nữ.

Đau đầu: Đau đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp. Bạn nên cẩn thận vì tăng huyết áp cũng có thể làm tăng nguy cơ rung nhĩ.

Chóng mặt: Triệu chứng chóng mặt có thể cảnh báo nhiều bệnh như đái tháo đường, suy tim, rối loạn nhịp tim, rung nhĩ.

Đau răng: Nghe có vẻ không liên quan nhưng đau răng, đau mỏi hàm có thể là dấu hiệu cảnh báo trái tim không khỏe.

Đừng quá lo vì bạn vẫn có thể phòng ngừa bệnh tim, rung nhĩ khi mãn kinh

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thảo dược Khổ sâm có thể giúp thư giãn mạch máu, giảm stress gây kích hoạt cơn rung nhĩ, trống ngực, hồi hộp, bốc hỏa do tiền mãn kinh gây ra.

Những phụ nữ tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc lá và có chế độ ăn uống lành mạnh (ăn nhiều rau củ quả) sẽ có thể ngăn các cơ tim và mạch máu không/lâu bị cứng lại, làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch trong đó có tăng huyết áp, đặc biệt là rung nhĩ.

Cơn rung nhĩ (nhịp tim nhanh tăng cao đột ngột) thường bị kích hoạt bởi nồng độ hormone estrogen suy giảm ở phụ nữ tiền mãn kinh. Cơ thể không kịp thích nghi với sự thay đổi này có thể phản ứng bằng cách tăng nhịp tim, nóng bừng, bốc hỏa, căng thẳng, hồi hộp…

Vi Bùi H+ (Theo Everydayhealth)

Gợi ý thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương chứa thành phần chính là Khổ sâm giúp ổn định nhịp tim, giảm các triệu chứng trống ngực, hồi hộp, khó thở… và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ cho người bệnh rung nhĩ.

Người bệnh rung nhĩ cẩn thận với 2 biến chứng có thể gây tử vong - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch