- Chuyên đề:
- Suy tim
Hiểu rõ bệnh suy tim giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn
Làm sao chung sống với tình trạng hở van 2 lá?
Làm sao chung sống với tình trạng hở van 2 lá?
Infographic: Bệnh suy tim - Mọi điều cần biết
Hãy cẩn thận với 6 căn bệnh có thể gây suy tim
Bệnh suy tim không bị ảnh hưởng bởi tuổi tác
Đúng là những người già thường có nguy cơ bị suy tim cao hơn, nhưng căn bệnh này có thể xảy ra với mọi lứa tuổi. Y tá Sue Montgomery (người Mỹ) cho biết trong những năm công tác của mình, cô đã phải chăm sóc nhiều trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ... mắc bệnh suy tim do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Theo đó, bạn sẽ có nguy cơ phát triển bệnh suy tim nếu đang bị bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, bệnh van tim, cơ tim bị tổn thương, dị tật tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim, bệnh tuyến giáp hay đái tháo đường.
Mỗi người bệnh suy tim lại có các biểu hiện khác nhau
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mỗi người bệnh suy tim lại có các dấu hiệu, triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, có thể phân các dấu hiệu suy tim vào 2 dạng: Suy tim cấp tính và mạn tính.
Khó thở, đau tức ngực... đều là các dấu hiệu cảnh báo suy tim
Suy tim cấp tính thường xảy ra đột ngột. Các triệu chứng bao gồm: Đau tức ngực, khó thở, ho ra đờm có lẫn máu, nhịp tim nhanh.
Suy tim mạn tính phổ biến hơn, có thể bao gồm các triệu chứng như sưng, phù tay chân hoặc bụng; Khó thở; Mệt mỏi; Ho mạn tính.
Đa số người bệnh suy tim đều không phát hiện bệnh sớm
Thông thường người bệnh suy tim sẽ khó tự nhận ra các triệu chứng của mình. Y tá Sue Montgomery cho biết đa số những bệnh nhân suy tim mà cô gặp đều chỉ tới viện khi các triệu chứng đã trở nên quá nghiêm trọng.
Khám sức khỏe thường xuyên giúp phát hiện sớm bệnh suy tim
Tốt hơn hết, bạn nên giữ thói quen khám sức khỏe thường xuyên, ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện sớm các triệu chứng suy tim nguy hiểm.
Các triệu chứng suy tim có thể bị nhầm với nhiều bệnh khác
Các triệu chứng của bệnh suy tim thường xuất hiện từ từ. Thêm vào đó, nhiều triệu chứng cũng khá phổ biến và có thể bị nhầm thành các căn bệnh khác.
Nếu cảm thấy khỏ thở, mệt mỏi, nhiều người chỉ nghĩ mình đang quá mệt mỏi. Triệu chứng sưng, phù chân, tăng cân... có thể được hiểu nhầm do bạn đã ăn quá nhiều trong vài ngày trước đó. Cảm giác chán ăn, buồn nôn thường khiến bạn liên tưởng tới các bệnh dạ dày còn ho dai dẳng có thể là do dị ứng.
Các y tá, bác sỹ khuyến cáo rằng, những người có nguy cơ phát triển bệnh suy tim không nên bỏ qua những triệu chứng nhỏ nhất đã nêu ở trên. Hãy tới khám ngay khi nhận thấy các triệu chứng này để được chẩn đoán bệnh sớm.
Người bệnh có khả năng tự quản lý bệnh suy tim tốt
Nhiều người nghĩ được chẩn đoán suy tim đồng nghĩa với nhận án tử. Tuy nhiên trên thực tế, bạn vẫn có thể quản lý bệnh suy tim và sống tốt với căn bệnh này.
Tất cả những gì bạn cần làm là tự cân hàng ngày, theo dõi sự thay đổi trọng lượng; Theo dõi các triệu chứng mới xuất hiện; Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ; Có chệ độ ăn uống lành mạnh, ít muối; Tập thể dục vừa sức; Duy trì khám sức khỏe thường xuyên.
Vi Bùi H+ (Theo Everydayhealth)
Gợi ý thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang giúp giảm các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, ho, phù, đau thắt ngực... và cải thiện chức năng tim cho người bệnh suy tim.
Bình luận của bạn