Ngứa khóe mắt: Nguyên nhân và cách điều trị

Tùy thuộc vào nguyên nhân, thuốc kê đơn hoặc không kê đơn có thể giúp điều trị ngứa khóe mắt

Mắt tinh tường dễ hóa mù lòa vì những thói quen này

Sỡ hữu đôi mắt sáng khỏe khi ăn những thực phẩm này

Một số nguyên nhân gây suy giảm thị lực, nhìn mờ cần cảnh giác

Quả hồng: Bí quyết cho đôi mắt sáng khỏe

Một số nguyên nhân phổ biến gây ngứa ở khóe mắt:

Viêm kết mạc

Viêm kết mạc (hay còn gọi là đau mắt đỏ) là tình trạng viêm màng bao phủ bề mặt nhãn cầu và mặt trong mi mắt. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

- Ngứa mắt

- Đỏ mắt

- Chảy nước mắt

- Sưng mí mắt

- Cảm giác lộm cộm ở mắt

Theo Học viện Nhãn khoa Mỹ (AAO), có một số nguyên nhân gây ra viêm kết mạc:

Viêm kết mạc dị ứng

Viêm kết mạc dị ứng xảy ra khi tác nhân gây dị ứng vào mắt gây viêm, hoặc sưng kết mạc. Viêm kết mạc dị ứng gây khó chịu nhưng không nguy hiểm.

Lông vật nuôi cũng là tác nhân gây gây viêm kết mạc dị ứng

Các tác nhân gây dị ứng có thể bao gồm: Phấn hoa, lông động vật, mạt bụi, nấm mốc… Những người bị viêm kết mạc dị ứng có một số lựa chọn điều trị giúp giảm ngứa quanh mắt, bao gồm thuốc nhỏ mắt (thành phần hoạt chất là ketotifen) và thuốc kháng histamine.

Viêm kết mạc do virus

Viêm kết mạc do virus rất dễ lây lan, tức là nó dễ dàng lây lan từ người này sang người khác. Thường bệnh sẽ tự khỏi, nhưng bạn có thể áp dụng một số cách để giảm bớt triệu chứng khó chịu:

- Nhắm mắt lại, đặt một chiếc khăn ẩm sạch, mát lên trên để làm dịu cơn ngứa.

- Tránh chạm hoặc dụi mắt để giảm kích ứng.

- Rửa tay kỹ trước khi chạm vào mặt và tránh dùng chung khăn tắm với người khác để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Viêm kết mạc do vi khuẩn

Viêm kết mạc do vi khuẩn cũng rất dễ lây lan. Bệnh thường được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt kháng sinh. Ngoài ra, để ngăn chặn sự lây lan và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm kết mạc do vi khuẩn, AAO khuyến nghị:

- Rửa tay thường xuyên.

- Tránh tiếp xúc với người bị viêm kết mạc.

- Không dùng chung khăn với người khác.

- Làm sạch kính áp tròng kỹ lưỡng, hạn chế trang điểm mắt.

Bệnh khô mắt

Nước mắt rất cần thiết để bảo vệ bề mặt nhãn cầu và duy trì thị lực. Với mỗi lần nháy mắt, nước mắt sẽ dàn đều trên bề mặt nhãn cầu giúp bôi trơn, giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn, rửa trôi các dị vật và giữ cho bề mặt giác mạc sạch sẽ. Bệnh khô mắt xảy ra là hậu quả do mất cân bằng giữ tiết nước mắt và thoát đi của nước mắt, bao gồm: Số lượng nước mắt tiết không đủ và chất lượng nước mắt không tốt.

Khi mắc bệnh khô mắt, bạn sẽ hay bị ngứa mắt, đỏ mắt...

Các triệu chứng phổ biến của bệnh khô mắt bao gồm:

- Cảm giác khô rát, cộm như có cát trong mắt

- Đỏ hoặc nóng ở mắt

- Dễ chảy nước mắt

- Ngứa khóe mắt

Khi khô mắt nặng lên sẽ gây tổn thương về mặt nhãn cầu và giảm thị lực. Bạn có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh khô mắt bằng cách: Dùng nước mắt nhân tạo có bán ở các hiệu thuốc; Thuốc nhỏ mắt kê đơn giúp người bệnh tiết nhiều nước mắt hơn và giảm viêm quanh mắt; Chườm ấm hoặc massage mí mắt.

Nhiễm trùng ống dẫn nước mắt

Khi ống dẫn nước mắt bị tắc, nước mắt không thể thoát ra ngoài tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và gây nhiễm trùng. 

Cảm lạnh, nhiễm trùng xoang... có thể gây viêm và khiến ống dẫn nước mắt bị chặn

Ngứa ở khóe mắt là triệu chứng phổ biến khi ống dẫn nước mắt bị nhiễm trùng. Các triệu chứng khác bao gồm:

Tốt hơn hết, bạn nên đi khám để được bác sỹ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm.

- Sưng, đau ở góc trong của mí mắt dưới

- Chảy nhiều nước mắt

- Mắt tiết dịch

- Sốt

Trường hợp này có thể cần phải dùng đến kháng sinh để giảm nhiễm trùng. Bởi nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn. 

Phạm Quỳnh H+ (Theo Medicalnewstoday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt