Bổ sung chất gì để giảm nhiệt miệng mùa Hè?

Bị nhiệt miệng khiến bạn cảm thấy đau đớn, không thể ăn uống thoải mái

Những loại nước nên uống khi bị nhiệt miệng, loét miệng

Phân biệt nhiệt miệng và tổn thương khoang miệng

Xử lý nhiệt miệng bằng thảo dược

Nhiệt miệng nguy hiểm tới mức nào?

Dưới đây là 5 dưỡng chất bạn nên bổ sung để phòng ngừa, khắc phục tình trạng nhiệt miệng, loét miệng:

Vitamin B12

Theo một nghiên cứu của Đại học Ben-Gurion (Israel), vitamin B12 có khả năng ngăn ngừa, khắc phục các triệu chứng nhiệt miệng ở người bị loét miệng tái diễn. Theo đó, 58 người tham gia nghiên cứu được chia thành 2 nhóm: Một nhóm được uống 1.000mcg vitamin B12 mỗi ngày, nhóm còn lại dùng giả dược trong vòng 6 tháng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, 74% những người dùng vitamin B12 đã giảm các vết nhiệt miệng. Chiều dài trung bình của vết nhiệt miệng và các cơn đau cũng giảm nhiều trong 4 tháng đầu tiên. Nhiều người bệnh cho rằng tình trạng nhiệt miệng, loét miệng đã hoàn toàn biến mất trong tháng thứ 5 và tháng thứ 6. Ở nhóm những người dùng giả dược chỉ có 32% thuyên giảm vào cuối giai đoạn.

Bổ sung vitamin B12 có thể giúp khắc phục tình trạng nhiệt miệng

Người hay bị nhiệt miệng có thể bổ sung vitamin B12 từ thịt bò, gan động vật, các loại động vật có vỏ…

Acid folic

Acid folic (hay vitamin B9) khá giống với vitamin B12 do chúng thường cùng nhau tham gia vào nhiều hoạt động chuyển hóa trong cơ thể, bao gồm cả quá trình tổng hợp DNA cũng như thúc đẩy sự tăng trưởng tế bào.

Thiếu acid folic có thể gây loét dạ dày, tá tràng, do đó người bị nhiệt miệng cũng nên chủ động bổ sung dưỡng chất này để ngăn ngừa tình trạng viêm, loét. Ngoài ra, acid folic còn giúp đẩy nhanh quá trình phân chia tế bào, giúp các vết nhiệt miệng lành nhanh hơn.

Bổ sung acid folic có thể giúp vết nhiệt miệng mau lành hơn

Những người hay bị nhiệt miệng nên bổ sung acid folic trong rau xanh, đậu, lòng đỏ trứng, hạt hướng dương, gan và các loại ngũ cốc. Người trưởng thành nên bổ sung 1.000mcg acid folic mỗi ngày.

Lysine

Lysine là một acid amin thiết yếu, có nghĩa là cơ thể không thể tự sản xuất ra loại acid amin này và phải bổ sung nó từ các nguồn thực phẩm bên ngoài.

Thiếu hụt lysine có liên quan đến tình trạng suy giảm miễn dịch. Nhiệt miệng, loét miệng có thể xảy ra khi hệ miễn dịch suy yếu, do đó bổ sung lysine có thể giúp giảm nhẹ tình trạng nhiệt miệng, đau đớn, khó chịu, đồng thời giúp vết nhiệt miệng mau lành hơn.

Bạn có thể bổ sung lysine từ cá, thịt gà, thịt bò, các loại đậu và pho mát. Lượng lysine tối thiểu người trưởng thành nên bổ sung trong ngày là 12mg.

Sắt

Sắt được sử dụng chủ yếu để điều trị chứng thiếu máu, một tình trạng có thể dẫn đến nhiệt miệng. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người bị nhiệt miệng sau khi được bổ sung sắt cùng vitamin B12 đã cải thiện rất nhiều, các vết nhiệt miệng cũng nhỏ dần và nhanh biến mất.

Nam giới nên tiêu thụ khoảng 8mg sắt/ngày, trong khi đó nữ giới nên bổ sung 18mg sắt/ngày, chủ yếu là do mất máu trong thời kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ có thai nên được bổ sung 27mg sắt/ngày.

Astaxanthin

Astaxanthin - một loại carotenoid tan trong lipid là dưỡng chất có nhiều trong tảo, men, cá hồi, động vật nhuyễn thể, tôm và các động vật giáp xác khác. Astaxanthin là một trong những chất chống oxy hóa mạnh nhất. Chúng có khả năng kháng viêm, giảm sưng tốt, từ đó giúp tăng tốc độ hồi phục khi bạn bị nhiệt miệng, loét miệng.

Trong một vài trường hợp, bổ sung astaxanthin có thể giúp giảm nhanh các vết nhiệt miệng chỉ sau 1 - 2 ngày. Nhiều người nhận xét các vết nhiệt miệng cũng nhỏ hơn, ít đau đớn và mau lành hơn hơn khi bổ sung astaxanthin.

Vi Bùi H+ (Theo Cankerboy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp