- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe
Những xét nghiệm tim mạch quan trọng với người bệnh đái tháo đường
Vì sao người bệnh đái tháo đường dễ bị trầm cảm?
Hạt lanh có lợi cho người bệnh đái tháo đường thế nào?
Những nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để tránh
Căng thẳng làm giảm chất lượng giấc ngủ và làm sụt giảm tinh thần, thậm chí có thể dẫn tới trầm cảm. Căng thẳng nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến béo phì và bệnh đái tháo đường type 2. Đây là lý do tại sao căng thẳng được cho là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ra bệnh đái tháo đường trong thời gian gần đây.
Căng thẳng và đái tháo đường liên quan thế nào?
Nếu đã bị mắc bệnh đái tháo đường, bạn cần biết cách giảm căng thẳng trước khi nghĩ tới cách giảm lượng đường trong máu. Khi bị căng thẳng, các hormone căng thẳng được giải phóng có thể làm tăng lượng đường trong máu một cách đáng kể. Điều này có thể khiến người bệnh khó kiểm soát lượng đường trong máu. Một trong những hormone hàng đầu làm tăng lượng đường trong máu chính là hormone cortisol.
Insulin là một hormone có tác dụng chống lại các tác động xấu của các hormone căng thẳng như adrenaline và cortisol. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường thường rơi vào trạng thái thiếu hụt insulin. Do đó, họ sẽ gặp khó khăn trong việc giảm tác hại của căng thẳng đối với cơ thể và từ đó khiến lượng đường trong máu cũng khó kiểm soát hơn.
Căng thẳng được cho là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ra bệnh đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường cần làm gì khi bị căng thẳng?
- Duy trì thói quen: Nếu bạn mắc bệnh đái thái đường thì bạn cần có một chế độ ăn uống cân bằng, kết hợp với các hoạt động thể chất thường xuyên để giảm tác động của căng thẳng. Khi ăn uống cân bằng và tập thể dục, bạn sẽ nhận thấy mức độ căng thẳng giảm xuống một cách đáng kể.
- Chơi một môn thể thao: Để giảm căng thẳng, bạn nên bắt đầu chơi một môn thể thao nào đó ưa thích nhất. Việc chơi thể thao không chỉ giúp cơ thể đốt cháy nhiều calorie hơn mà còn giúp cải thiện độ nhạy insulin, giảm lượng đường trong máu và giảm tác hại của hormone căng thẳng cortisol.
- Thực hành các bài tập giảm căng thẳng: Thở sâu, thiền, yoga... là những bài tập có tác dụng giảm căng thẳng cực kỳ hiệu quả. Các hoạt động này sẽ làm giảm lượng hormone căng thẳng, từ đó giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)
Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:
**Thông tin sản phẩm do nhà Sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn