- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Trong trường hợp nào bạn có thể trị sỏi mật mà không phải phẫu thuật?
Tại sao bạn lại bị sỏi mật và làm sao để nhận biết sỏi mật?
Viêm đường mật là gì và 4 dạng viêm đường mật thường gặp
Sỏi mật khác gì sỏi thận và làm sao để điều trị sỏi mật?
Ăn uống như thế nào để phòng ngừa sỏi mật?
Một nghiên cứu mới trên Nigerian Journal of Surgery đã chỉ ra rằng: “Sỏi mật đang ngày càng trở nên phổ biến, xuất hiện ở tất cả các nhóm tuổi và tỷ lệ mắc tăng theo độ tuổi. Có khoảng 1/4 số phụ nữ trên 60 tuổi bị sỏi mật”.
Trong hầu hết các trường hợp, sỏi mật không gây ra triệu chứng nghiêm trọng nào. Chỉ có khoảng từ 10 - 20% người bệnh thông báo có gặp phải các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, đau ở vùng bụng trên, bên phải trong suốt 5 - 20 năm được chẩn đoán bệnh sỏi mật.
Có thể trị sỏi mật mà không cần phẫu thuật không?
Không phải ai cũng có thể làm phẫu thuật cắt túi mật
Sỏi mật không thể tự biến mất và trong đa số trường hợp người bệnh sẽ phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ sỏi nếu có biến chứng. Tuy nhiên, vẫn còn một vài phương pháp điều trị sỏi mật mà không cần phẫu thuật.
Một nghiên cứu mang tên “Non-surgical Management of Gallstones” (Tạm dịch: Biện pháp kiểm soát sỏi mật mà không cần phẫu thuật) được đăng trên Tạp chí Progress in Liver Diseases đã chỉ ra rằng: “Với những người có sức khỏe tốt và có khả năng thực hiện phẫu thuật, bạn có thể lựa chọn phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi mật. Tuy nhiên, một số bệnh nhân khác sẽ cần tới những phương pháp điều trị không phẫu thuật”.
Nghiên cứu cũng cho thấy, những người bị sỏi mật kích thước nhỏ, chưa có triệu chứng, chức năng túi mật còn tốt thì có thể lựa chọn phương pháp điều trị mà không cần phẫu thuật. Thay vào đó, bạn có thể được chỉ định dùng thuốc uống giúp tan sỏi hoặc các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như:
- Uống thuốc làm tan sỏi mật (bản chất là acid mật): Các loại thuốc này có tác dụng làm loãng dịch mật, từ đó giúp hòa tan phần nào sỏi mật. Hoạt chất chủ yếu của loại thuốc này gồm ursodeoxycholic hoặc chenodiol.
- Hỗn hợp giúp làm tan sỏi trực tiếp: Phương pháp này sử dụng một dung môi được gọi là methyl tertiary-butyl ether (MTBE). MTBE sẽ được tiêm vào túi mật để hòa tan sỏi mật. Tuy nhiên, hiện tại phương pháp này rất ít được sử dụng do rủi ro cao.
- Dẫn lưu dịch mật qua da: Thủ thuật này phù hợp với những người chưa thể trải qua phẫu thuật ngay mà cần phải được điều trị ổn định trước. Ban đầu, bác sỹ sẽ dùng ống thông để rút dịch mật ra ngoài để giảm áp lực trong đường mật. Sau một vài tuần, khi sức khỏe ổn định, túi mật sẽ được loại bỏ bằng phẫu thuật cắt túi mật.
- Dùng thảo dược giúp bào mòn sỏi mật: Mặc dù, y học hiện đại ngày càng phát triển nhưng khó có thể phủ nhận được lợi ích đến từ Đông y. Đặc biệt, trong điều trị sỏi mật, các thảo dược uất kim, chi tử, chỉ xác, nhân trần, diệp hạ châu, hoàng bá, sài hồ, kim tiền thảo có thể tác động toàn diện trên hệ thống gan mật, từ đó giúp hỗ trợ làm mềm sạn sỏi, bài sỏi; Giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng viêm túi mật, viêm đường mật do sỏi mật.
Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang với thành phần gồm 8 thảo dược Uất kim, Chi tử, Chỉ xác, Nhân trần, Diệp hạ châu, Hoàng bá, Sài hồ, Kim tiền thảo giúp hỗ trợ điều trị sỏi mật, làm mềm sạn sỏi và bài sỏi, giảm đau, đầy trướng, chậm tiêu do sỏi mật gây ra.
Bình luận của bạn