- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Khi có cơn rung nhĩ, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, đau ngực
Rung nhĩ là gì và ai có nguy cơ cao mắc bệnh?
Mối liên hệ giữa bệnh hen suyễn và rung nhĩ
151 gene có thể liên quan tới nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ
Ăn gì để phòng ngừa rung nhĩ, rối loạn nhịp tim nhanh?
TS.BS. Phạm Trần Linh - Phó chủ tịch Phân hội Nhịp tim Việt Nam, Trưởng Khoa C5 - Viện Tim mạch Trung ương trả lời:
Chào bạn!
Thường khi mắc rung nhĩ, người bệnh sẽ có thể tự cảm nhận được khi nào mình có cơn rung nhĩ. Triệu chứng điển hình, thường gặp nhất khi có cơn rung nhĩ là hồi hộp, đánh trống ngực. Cụ thể hơn, khi trái tim đập không đều, bạn sẽ có thể cảm giác được tim đập hồi hộp, có những khi cảm thấy hẫng. Đồng thời, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, khó thở, đau ngực… mỗi khi cơn rung nhĩ xuất hiện.
Để đảm bảo an toàn cho bản thân, bạn có thể hướng dẫn người nhà chú ý tới một vài dấu hiệu cảnh báo khi bạn có cơn rung nhĩ: Tim đập không đều, đập loạn lên, loạn nhịp; Bắt mạch thấy mạch đập không đều, hay còn gọi là loạn nhịp hoàn toàn…
Thông thường, rung nhĩ cơn có thể kéo dài vài phút tới 30 phút, nhưng cũng có trường hợp kéo dài cả tuần. Sau khoảng thời gian này, dù không điều trị gì nhưng cơn rung nhĩ cũng sẽ tự hết, người bệnh lại trở về nhịp xoang bình thường.
Trong những trường hợp rung nhĩ nặng, tức là tần số tim rất nhanh, kéo dài thì có những bệnh nhân thậm chí có thể bị hạ huyết áp, buộc phải đi cấp cứu. Tuy nhiên, có những trường hợp người bệnh rung nhĩ không có triệu chứng gì cả. Chỉ khi tình cờ đi khám họ mới được phát hiện rung nhĩ.
Bên cạnh các biện pháp điều trị rung nhĩ bằng thuốc Tây, can thiệp tim mạch… nếu tình trạng bệnh chưa quá nặng, người bệnh rung nhĩ có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để sử dụng thêm các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, giúp hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim.
Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương dùng cho người rối loạn nhịp tim nhanh, hỗ trợ giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.
Bình luận của bạn