Cúm gia cầm có khả năng lây lan rất nhanh
Y tế Việt Nam khẩn cấp phòng dịch cúm gia cầm lan từ Trung Quốc
Bổ sung những thực phẩm này để ngừa cúm gia cầm
Bộ Y tế khuyến cáo chủ động phòng chống cúm gia cầm dịp lễ Tết
Dịch cúm gia cầm 2017: Cảnh báo 4 trường hợp tử vong ở Trung Quốc
Hơn 50% người mắc bệnh tử vong
Cúm gia cầm ít có khả năng lây nhiễm cho con người nhưng khi dịch cúm gia cầm tấn công, người bệnh thường tử vong. Hơn 40% người bị nhiễm cúm gia cầm chết vì bệnh. Những người mắc bệnh cúm gia cầm có thể phát triển các biến chứng đe dọa tính mạng, bao gồm:
- Viêm phổi.
- Xẹp phổi.
- Suy hô hấp.
- Thận rối loạn
Cúm gia cầm có thể gây biến chứng nguy hiểm khiến người bệnh tử vong
Từ 1997, sự bùng phát của virus cúm gia cầm H5N1 (virus cúm gia cầm phổ biến nhất) đã làm nhiễm bệnh và chết hàng chục triệu gia cầm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, từ tháng 12/2003 đến 19/6/2008, đã có 243 người tử vong do cúm gia cầm trong số 385 ca nhiễm H5N1 tại 15 nước, chủ yếu ở châu Á. Cũng nguy hiểm tương tự H5N1, cúm gia cầm H7N9 đã giết chết 87 người ở Trung Quốc.
Tại Trung Quốc tình hình cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp. Riêng trong 2 tháng đầu năm 2017, tại Trung Quốc có hơn 340 trường hợp mắc bệnh. Tính từ tháng 3/2013 đến nay, Trung Quốc có 1.183 trường hợp mắc cúm gia cầm. Các trường hợp mắc cúm gia cầm thường do tiếp xúc với gia cầm nhiễm bệnh.
Cúm gia cầm lây lan thế nào?
Virus cúm gia cầm có thể lây nhiễm từ gia cầm sang người do tiếp xúc với gia cầm bị bệnh hoặc bất kỳ bộ phận nào của gia cầm bị bệnh (bao gồm cả phân và lông). Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua các đường sau:
- Qua tiếp xúc trực tiếp như: Giết mổ, vận chuyển, mua bán hoặc cầm, sờ vào gia cầm bị nhiễm bệnh.
Cúm gia cầm có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp
- Qua ăn, uống: Thịt và các sản phẩm gia cầm bị nhiễm bệnh; Thịt và các sản phẩm gia cầm không được nấu chín kỹ như trứng, tiết canh...
Triệu chứng khi mắc cúm gia cầm
Khi bị nhiễm cúm gia cầm, sau 2 – 5 ngày bệnh nhân thường có các triệu chứng sau:
- Ho
- Sốt: Nhiệt độ có thể lên tới 40 - 41 độ C; Có những trường hợp chỉ sốt nhẹ 38 - 38,5 độ C. Những trường hợp này thường xảy ra ở những bệnh nhân sức đề kháng giảm nhiều như: Suy giảm miễn dịch, người già, trẻ nhỏ, và người có các bệnh mạn tính kèm theo...
Khi bị cúm gia cầm người bệnh cúm có thể bị sốt
- Đau họng.
- Đau nhức toàn thân.
Một số người cũng cảm thấy buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Và trong một vài trường hợp, chứng nhiễm trùng mắt nhẹ (viêm kết mạc) là dấu hiệu duy nhất của bệnh. Trong trường hợp nặng bệnh nhân có thể bị rối loạn ý thức. Nếu bạn bị ho, sốt, cơ thể đau nhức và trong thời gian gần đây bạn đã đi du lịch đến vùng có dịch cúm gia cầm thì nên đi khám bác sỹ ngay để làm các xét nghiệm chẩn đoán xem mình có bị cúm gia cầm không?
Phòng cúm gia cầm như thế nào?
Hiện nay chưa có vaccine phòng ngừa cúm gia cầm cho người. Tamiflu là thuốc để điều trị cúm gia cầm, tuy nhiên cần phải được chữa trị sớm mới có hiệu quả cao. Để ngăn ngừa cúm gia cầm cho người, quan trọng nhất là không giết mổ, ăn thịt và sử dụng sản phẩm gia cầm bệnh hoặc chết, không tiếp xúc với khu vực đang có dịch. Ngoài ra, người bệnh có thể phòng bệnh lây lan bằng những cách dưới đây:
- Các bà nội trợ nên chọn mua thịt gia cầm tại các điểm bán uy tín, chất lượng; Nói không với các loại gia cầm không rõ nguồn gốc như ở các chợ cóc, các cửa hàng không được kiểm định chất lượng.
Nên rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm
- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, trước khi chế biến và nấu ăn, sau khi tiếp xúc với gia cầm
- Sử dụng nước nóng, xà phòng để rửa thớt, dụng cụ và tất cả các bề mặt đã tiếp xúc với gia cầm sống.
- Nên nấu chín thịt gia cầm cho đến khi phần thịt bên trong không còn màu hồng và không để lẫn thịt đã nấu chín với thịt sống. Không ăn thức ăn chưa được nấu chín, không ăn tiết canh vịt
Ngoài ra người bệnh cần tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh bằng cách: Thực hiện chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng; Có chế độ thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý; Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện cơ thể, giữ ấm cơ thể…
Bình luận của bạn