Đường máu cao gây bệnh thần kinh?

Bệnh nhân đái tháo đường cần được theo dõi để phát hiện sớm biến chứng về thần kinh

Mù mắt vì đái tháo đường

Khám đái tháo đường miễn phí tại 4 thành phố

Nhiều trẻ 11 đến 15 tuổi mắc bệnh đái tháo đường

Phẫu thuật giảm cân làm giảm nguy cơ bị đái tháo đường

Gần 65% dân số chưa được tầm soát bệnh đái tháo đường

70% bệnh nhân ĐTĐ bị tổn thương thần kinh

Ước tính có khoảng 60-70% bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng này, chủ yếu là biến chứng thần kinh ngoại biên và biến chứng thần kinh thực vật. Đáng chú ý là ngay tại thời điểm được phát hiện đái tháo đường đã có gần 10% số bệnh nhân có biến chứng thần kinh.

PGS Khuê cho rằng: “Chính tổn thương dây thần kinh và mạch máu là yếu tố đưa đến bệnh thần kinh đái tháo đường. Bệnh thần kinh đái tháo đường thường được chia làm 2 nhóm bệnh chính là bệnh lý thần kinh ngoại biên (ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở ngoại biên cơ thể như thần kinh ở tay, châm, thần kinh sọ não) và bệnh lý thần kinh tự chủ (là thần kinh điều khiển hoạt động của các cơ quan như dạ dày, ruột, tim mạch, hệ tiết niệu)”.

Cơ chế gây tổn thương thần kinh ở các bệnh nhân đái tháo đường chưa được biết rõ hoàn toàn, có thể tình trạng đường máu cao kéo dài sẽ gây tổn thương (tắc, hẹp) các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh, mặt khác đường máu cao còn sinh ra các sản phẩm chuyển hóa gây độc cho dây thần kinh. Hậu quả là các dây thần kinh bị thoái hóa, tốc độ dẫn truyền các tín hiệu bị chậm lại, có khi mất hẳn. Hầu hết những tổn thương này có tính chất thoái hóa vĩnh viễn, và khi có trên 50% số sợi trục bị tổn thương thì khả năng phục hồi là không thể.

Thuốc lá được cho là nguyên nhân gây tổn thương thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường

Ngoài ra, yếu tố di truyền, hút thuốc lá, nghiện rượu… cũng gây tổn thương thần kinh, mạch máu và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thời gian bị bệnh đái tháo đường càng lâu, nhất là khi glucose huyết không được ổn định tốt càng làm tăng nguy cơ bị bệnh thần kinh.

Biến chứng nguy hiểm

Bệnh thần kinh do đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

Mất cảm giác chân: Vì tổn thương thần kinh gây mất cảm giác ở chân , do đó bệnh nhân không phát hiện được vết thương, sưng đau ở chân và vết thương có thể bị nhiễm trùng trầm trọng. Nguy cơ nhiễm trùng rất cao do giảm lượng máu tới chân. Nhiễm trùng có thể lan tới xương và gây hoại tử mô, khi đó rất khó để điều trị, cần phải đoạn chi .

Khớp Charcot: Điều này xảy ra khi khớp ở chân bị biến dạng do tổn thương thần kinh.

Nhiễm trùng tiểu và tiểu không kiểm soát: Tổn thương thần kinh kiểm soát bàng quang có thể làm bệnh nhân không tiểu hết, vẫn còn nước tiểu trong bàng quang sau khi đi tiểu, khi đó rất dễ tạo điều kiện cho vi trùng phát triển trong bàng quang và thận, dẫn tới nhiễm trùng tiểu. Tổn thương thần kinh cũng làm ảnh hưởng trên khả năng cảm nhận khi đi tiểu và kiểm soát cơ khi đi tiểu .

Hạ đường huyết không cảnh báo: Bình thường, khi đường huyết hạ xuống quá thấp, dưới 70 mg/dL (3.0 mmol/L) bệnh nhân sẽ có những triệu chứng như run tay, vã mồ hôi, tim đập nhanh... đây là những triệu chứng cảnh báo bệnh nhân. Bệnh thần kinh tự động có thể làm bệnh nhân không phát hiện các triệu chứng hạ đường huyết và không điều trị kịp thời, rất dễ bị hôn mê và thậm chí tử vong.

Huyết áp thấp: Tổn thương thần kinh kiểm soát hệ tuần hoàn sẽ tác động lên khả năng điều chỉnh huyết áp của cơ thể. Khi đó gây hạ huyết áp khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng, gây triệu chứng chóng mặt hay choáng. Gọi là hạ huyết áp tư thế.

Rối loạn tiêu hóa: Tổn thương thần kinh tự động kiểm soát hệ tiêu hóa sẽ gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa, bao gồm: Táo bón, tiêu chảy hay táo bón xen lẫn tiêu chảy, buồn nôn, ói, đầy hơi hay mất cảm giác ngon miệng. Một biến chứng nặng đó là liệt dạ dày, làm thức ăn ra khỏi dạ dày chậm gây buồn nôn và ói mửa.

Rối loạn chức năng tình dục: Bệnh thần kinh tự động thường gây tổn thương sợi thần kinh ảnh hưởng trên cơ quan sinh dục, gây rối loạn cương dương ở đàn ông và khô âm đạo ở phụ nữ.

Tăng hay giảm mồ hôi: Khi tuyến mồ hôi không hoạt động bình thường, cơ thể sẽ không có khả năng điều hòa thân nhiệt. Thông thường, bệnh thần kinh tự động gây đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt vào ban đêm.

Bệnh nhân đái tháo đường cần kiểm tra và chăm sóc bàn chân đúng cách

Phòng ngừa đúng cách

Cho đến nay vẫn chưa có biện pháp điều trị tích cực bệnh thần kinh do đái tháo đường. Do đó, biện pháp ưu việt nhất vẫn là phòng ngừa hay làm chậm diễn tiến của bệnh thần kinh do đái tháo đường. Và quan trọng nhất là kiểm soát đường huyết chặt chẽ, ăn uống điều độ, luyện tập thể lực đều đặn và ngưng hút thuốc lá.

Theo PGS Khuê, “một phần quan trọng trong bệnh thần kinh đái tháo đường là chăm sóc bàn chân đúng cách. Các tổn thương thần kinh làm teo các cơ nhỏ ở bàn chân, bàn chân sẽ bị biến dạng, do đó áp lực tỳ đè sẽ thay đổi ở bàn chân tạo nên các vùng kém dinh dưỡng, các vết chai. Da khô do thiếu mồ hôi làm da dễ bị nứt. Khi bệnh nhân đi giày chật, hoặc đi chân đất (chân trần), dễ xuất hiện các vết thương ở bàn chân. Vi trùng sẽ xâm nhập qua các vết nứt da, gây nhiễm trùng vết thương. Các mô bị thiếu nuôi dưỡng do biến chứng mạch máu làm tắc mạch cũng góp phần làm chậm lành vết thương”.

 

Một số phương pháp làm giảm nguy cơ loét chân ở bệnh nhân đái tháo đường:

- Bệnh nhân nên tự kiểm tra bàn chân mỗi ngày để phát hiện các vết thương nếu có, nếu không nhìn được lòng bàn chân có thể dùng tấm gương để soi lòng bàn chân.

- Khi phát hiện bàn chân có vết thương phải đến ngay bác sỹ chuyên khoa để được chỉ dẫn.

- Luôn giữ chân sạch sẽ, khô ráo. Mỗi tối trước khi đi ngủ nên rửa chân sạch và lau khô kể cả kẽ giữa các ngón chân.

- Không bôi thuốc mỡ vào giữa các ngón chân (kẽ chân)

- Khi cắt móng chân, không cắt sâu vào khóe móng, chỉ nên dùng dũa để dũa móng chân, móng tay.

- Không bao giờ đi chân đất (chân trần), không tự ý cắt vết chai, nếu tê nhức, cần đến ngay bác sỹ, không nên ngâm chân vào nước nóng hay hơ chân trên lửa.

- Khi mua giày dép, nên mua vào buổi chiều, và chọn giày vừa chân. Trước khi đi giày nên kiểm tra xem có vật lạ bên trong hay không. Nếu bàn chân biến dạng, nên hỏi ý kiến bác sỹ để chọn giày dép thích hợp.

 

Linh Ly H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết