Biến đổi khí hậu là điều kiện bùng phát dịch sốt xuất huyết, Zika
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh sốt xuất huyết và Zika
Sốt xuất huyết và sốt virus: Trẻ bị sốt khi nào cần đi viện?
Vì sao sốt xuất huyết, Zika lại bùng phát ở phía Nam?
Chống tia cực tím cho da: Phương pháp nào làm giảm tác hại hiệu quả
Điều kiện sinh sống cho muỗi
3 năm qua Việt Nam liên tục chịu ảnh hưởng của El Nino, dẫn đến tình trạng nóng lên, thay đổi về lượng mưa gây, lũ lụt, hạn hán phức tạp... gây ra nhiều khó khăn cho người dân. Thế nhưng, đây lại là điều kiện sinh sôi, phát triển cho loài muỗi.
Theo một báo cáo năm 2015 của các nhà khoa học từ Đại học Harvard (Mỹ), El Nino có thể là tác nhân mở rộng phạm vi hoạt động của muỗi vằn Aedes, loài muỗi mang virus gây bệnh sốt xuất huyết, Zika...
Paul Epstein, tác giả nghiên cứu chính cho biết: “Biến đổi khí hậu không chỉ mở rộng phạm vi sinh sống của muỗi mà còn khiến muỗi hoạt động mạnh hơn. Cụ thể nhiệt độ ấm lên có thể làm tăng tốc độ sinh sản, tăng nhu cầu máu và kéo dài mùa sinh sản của muỗi cái tới 76%”.
Biến đổi khí hậu có thể làm tăng nguy cơ sốt xuất huyết, Zika
Muỗi có thể sinh sôi trong các bể nước, chum nước hay các vũng nước đọng. Chính vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi mùa mưa lũ tới có thể thúc đẩy sự sinh sôi của các loài muỗi gây bệnh. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, hạn hán cũng có thể gây ra ảnh hưởng tương tự. Nguyên nhân là do nhiều người dân tích trữ nước chưa đúng cách, vô tình tạo ra môi trường sinh sống cho loài muỗi.
Con người chưa thích nghi kịp với biến đổi khí hậu
Tình trạng nóng, lạnh thất thường, nhiệt độ trung bình tăng cao do El Nino có thể khiến bạn dễ bị mất nước, người mệt mỏi, khó chịu do các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể bị xáo trộn. Điều này khiến bạn dễ bị virus sốt xuất huyết, Zika tấn công.
Riêng với sốt xuất huyết, virus gây bệnh có nhiều chủng huyết thanh khác nhau. Bệnh nhân nhiễm chủng virus nào sẽ chỉ có khả năng miễn dịch với chủng virus đó. Chính vì vậy, những người sống trong vùng lưu lành dịch vẫn có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần.
Dòng dịch chuyển dân cư cũng là một nguyên nhân khiến dịch sốt xuất huyết, Zika bùng phát. Những người đi du lịch (trong nước, nước ngoài), đi công tác… giữa các vùng dịch có thể là tác nhân khiến muỗi Aedes phát triển mạnh ở những tỉnh mới, gây lây lan dịch sốt xuất huyết, Zika tại địa phương.
Vậy phải làm thế nào để ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết, Zika?
Các biện pháp đơn giản nhất để ngăn ngừa muỗi sinh sôi là loại bỏ các chum, vại, chai lọ... chứa nước đọng. Giải quyết nhanh tình trạng mưa ngập, lũ lụt… tránh để nước tù đọng cũng có thể làm giảm nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết, Zika.
Người dân cũng nên chủ động phòng tránh muỗi bằng các loại thuốc chống muỗi, sử dụng mùng, màn khi ngủ… Bạn cũng nên chủ động tìm cách cải thiện sức khỏe bản thân bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp, uống đủ nước để đối phó với El Nino trong năm nay. Bằng cách tự tăng cường hệ miễn dịch, bạn sẽ có thể phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh sốt xuất huyết, Zika tốt hơn.
Bình luận của bạn