Trẻ bị ho khi nào cần đi khám, uống thuốc?

Mẹ nên chú ý tới các cơn ho của con để có biện pháp xử lý kịp thời

Tại sao không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh khi bị ho, sốt?

Tại sao cảm cúm, cảm lạnh lại gây ho?

Bé bị ho và sốt cao, có phải bị viêm phổi?

Trẻ sơ sinh bị ho, bố mẹ nên làm gì để trị ho cho bé?

Để biết trẻ bị ho khi nào cần đi khám, uống thuốc, phụ huynh hãy nằm lòng những kiến thức dưới đây:

Đâu là nguyên nhân khiến trẻ bị ho?

Ho là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm… do nhiễm vi khuẩn, virus. Nhiều mẹ có thói quen cứ thấy con ho, ốm, sốt… là cho con uống thuốc kháng sinh, mà không biết điều này có thể gây hại cho bé. Nếu bé bị nhiễm virus, sử dụng thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng, thậm chí còn làm tăng nguy cơ kháng thuốc kháng sinh ở trẻ nhỏ.

Ngoài ho, trẻ có xuất hiện triệu chứng nào khác không?

Nếu trẻ bị ho, đi kèm với hắt hơi và chảy nước mũi, rất có thể bé đang bị cảm lạnh. Đây là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp trên, mẹ sẽ phải dựa vào các triệu chứng để chăm sóc bé. Nếu cơn ho đi kèm với những triệu chứng như sốt, đau cơ thể… rất có thể bé đang bị cảm cúm.

Trẻ bị ho thường là do cảm lạnh, cảm cúm

Trẻ bị ho như thế nào?

Tùy vào từng bệnh mà bé lại có các cơn ho khác nhau. Ví dụ như ho khan có thể là do dị ứng, nhiễm virus hoặc viêm thanh khí phế quản.

Ho gà có thể xảy ra do nhiễm trùng, khiến trẻ ho thành từng chuỗi liên tiếp nhau. Do ho nhiều, không có thời gian để hít vào, trẻ thường cố hít mạnh sau cơn ho, tạo thành âm thanh rít như tiếng gà gáy. Ho gà có thể khiến bé cảm thấy mệt mỏi, khó thở, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy dinh dưỡng, viêm phổi, viêm não… do đó, mẹ nên cho bé đi khám ngay khi thấy con bị ho gà.

Nếu bé bị ho, thở khò khè, rất có thể con bị viêm phổi, hen suyễn hoặc có gì đó cản trở trong đường thở. Bạn cũng nên cho con đi khám khi thấy bé xuất hiện các triệu chứng này.

Những cách giúp khắc phục triệu chứng ho cho bé

Trẻ dưới 4 tuổi không được dùng thuốc ho, do đó mẹ nên tìm hiểu các biện pháp tự nhiên giúp giảm ho cho bé như: Cho bé tắm hơi, uống nhiều nước hơn để dễ long đờm… Ngoài ra, sử dụng máy tạo độ ẩm cũng giúp giảm tình trạng nghẹt mũi, giúp bé thở dễ dàng hơn.

Phải làm gì khi con ho mãi không khỏi?

Thông thường, trẻ sẽ ngừng ho sau một vài tuần. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà sau 4 tuần vẫn không tiến triển, mẹ nên cho con đi khám để phòng ngừa ho mạn tính.

Nếu trẻ bị ho kèm với những triệu chứng sau, hãy liên hệ ngay với bác sỹ:

- Bé không chịu ăn hoặc uống.
- Nghe thấy tiếng rít, khò khè khi bé thở.
- Tình trạng ho kéo dài quá 4 tuần.

Nếu bé có những triệu chứng sau, hãy đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức:

- Ho ra máu.
- Môi, lưỡi, mặt tím tái.
- Khó thở.

Vi Bùi H+ (Theo Webmd)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp