- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Tim đập nhanh có thể do bạn quá lo lắng, hồi hộp, cũng có thể do một số bệnh tim mạch
Các nguyên nhân gây tim đập nhanh, khó thở thường gặp nhất
Block nhánh phải là gì, có nguy hiểm không?
Rối loạn thần kinh tim có phải là rối loạn thần kinh thực vật không?
Cần theo dõi chỉ số nhịp tim nghỉ ngơi cho từng cá nhân
Trong đa số trường hợp, tình trạng hồi hộp, tim đập nhanh là vô hại và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, những triệu chứng này có thể cảnh báo bệnh tim mạch nguy hiểm.
Nguyên nhân gây hồi hộp, tim đập nhanh
Những nguyên nhân thường gặp nhất gây hồi hộp, tim đập nhanh bao gồm: Tập thể dục gắng sức, uống nhiều đồ uống có chứa caffeine, hút thuốc lá, căng thẳng, lo lắng, mất nước, thay đổi nội tiết tố (bao gồm cả trường hợp mang thai), mất cân bằng điện giải, đường huyết thấp, nồng độ oxy trong máu thấp, sốt…
Ngoài ra, một số loại thuốc không kê đơn (bao gồm cả thuốc trị cảm lạnh và ho), thuốc theo toa (thuốc chẹn kênh beta, thuốc trị hen suyễn), thực phẩm chức năng… cũng có thể gây hồi hộp, tim đập nhanh.
Trong hầu hết các trường hợp này, tim đập nhanh khá vô hại và có thể tự trở lại bình thường. Tuy nhiên, bạn nên cảnh giác vì hồi hộp, tim đập nhanh cũng có thể cảnh báo một số bệnh như thiếu máu, cường giáp, bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim, bệnh van tim…
Hồi hộp, tim đập nhanh có thể cảnh báo một số bệnh tim mạch
Hồi hộp, tim đập nhanh có nguy hiểm không, khi nào cần đi khám?
Nhìn chung, nếu bị hồi hộp, tim đập nhanh và đã được chẩn đoán mắc các bệnh tim mạch, bạn nên đi khám ngay khi thấy mình có các triệu chứng này. Ngoài ra, bạn cũng cần đi khám ngay nếu tình trạng tim đập nhanh đi kèm với các triệu chứng khác như chóng mặt/choáng ngất, yếu đuối, mất ý thức, khó thở, đổ nhiều mồ hôi, đau tức ngực, đau đớn (ở cánh tay, cổ, ngực, hàm hoặc lưng trên), nhịp tim nghỉ ngơi cao hơn 100 nhịp/phút.
Chẩn đoán nguyên nhân gây hồi hộp, tim đập nhanh
Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây hồi hộp, tim đập nhanh là khá khó khăn, đặc biệt nếu các cơn tim đập nhanh không xảy ra đúng lúc bạn đi khám. Nhìn chung, các bác sỹ sẽ phải tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng, bao gồm việc yêu cầu bạn trả lời câu hỏi về mức độ hoạt động thể chất, mức độ căng thẳng, bạn có sử dụng loại thuốc nào không…
Nếu cần thiết, các bác sỹ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm tim, điện tâm đồ, chụp X-quang lồng ngực, chụp động mạch vành, đeo máy đo điện tim liên tục trong vòng 24 giờ… để loại trừ các bệnh tim mạch có thể gây nhịp tim nhanh.
Phòng ngừa các cơn hồi hộp, tim đập nhanh trong tương lai
Bạn có thể thực hiện một số điều sau để giảm nguy cơ xuất hiên các hồi hộp, tim đập nhanh trong tương lai:
- Xác định các yếu tố kích hoạt tình trạng tim đập nhanh (bao gồm cả đồ ăn, thức uống) và chủ động phòng tránh chúng.
- Thực hiện các bài tập thư giãn, hít thở sâu, tập yoga hoặc thái cực quyền để giải tỏa căng thẳng, stress.
- Hạn chế các thực phẩm có chứa caffeine.
- Bỏ thuốc lá.
- Trao đổi với bác sỹ về việc giảm liều hoặc thay loại thuốc bạn đang sử dụng.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh.
- Cố gắng kiểm soát huyết áp và mức cholesterol trong máu.
- Sử dụng thực phẩm chức năng chứa thảo dược khổ sâm: Khổ sâm được mệnh danh là “linh dược phục hồi nhịp đập trái tim”. Điều này là do khổ sâm có khả năng làm ổn định nhịp tim nhờ tác dụng giúp thư giãn mạch máu, giảm tính kích thích cơ tim, ổn định dẫn truyền thần kinh tim và hoạt động điện trong tim.
Khổ sâm có thể giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi do tim đập nhanh gây ra. Thảo dược khổ sâm được kết hợp với các thảo dược như đan sâm, hoàng đằng, cao natto và các hoạt chất như taurine, magne, L-carnitin có thể là giải pháp toàn diện cho người bị nhịp tim nhanh.
Vi Bùi H+ (Theo Healthline)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương với tinh chất Khổ sâm - hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh, và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp
Sản phẩm dùng cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh nhĩ, thất, nhịp nhanh xoang), người mắc các bệnh tim, bệnh mạch vành, người bị di chứng sau biến cố tim mạch...
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn