Trước khi chè chén say sưa, hãy nghĩ cho hệ miễn dịch!
Uống rượu – Sướng miệng, hại gan
Uống rượu nhớ tránh chúng ra!
"Mẹo nhỏ" để uống rượu không say
Bà bầu uống rượu có thể bị truy tố hình sự
TS. Majid Afshar – Đại học Loyola và cộng sự đã tiến hành phân tích mẫu máu của những người “say khướt” – mỗi người uống hết 5 ly vodka (khoảng 225ml) trong vòng 20 phút. Các mẫu máu được lấy sau khi say 20 phút, 2 giờ và 5 giờ, đây cũng là thời điểm các bệnh nhân thường phải nhập viện do chấn thương liên quan đến rượu bia.
Kết quả cho thấy, sau 20 phút "say sưa", hệ miễn dịch mạnh lên đáng kể với sự gia tăng các tế bào bạch cầu, bạch cầu đơn nhân. Tuy nhiên, sau 2 – 5 giờ, kết quả hoàn toàn ngược lại, lượng tế bào bạch cầu đảm nhiệm vai trò bảo vệ cơ thể đã giảm sút rất nhiều so với trước đó. Theo đó, "năng suất" của hệ miễn dịch cũng bị giảm đi.
Điều này có nghĩa là nếu cơ thể đã bị nhiễm trùng thì say rượu có thể làm cho tình trạng đó trở nên tồi tệ hơn hoặc dễ dàng mắc thêm các nhiễm trùng mới.
Rượu, bia có thể làm hỏng hệ miễn dịch
Các nghiên cứu trước đó cũng chứng minh rằng chất độc trong rượu có thể ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của cơ thể chỉ trong vòng vài giờ tiếp xúc, thậm chí, tác động này còn kéo dài đến vài ngày – khi mà nồng độ rượu trong máu gần như không đo được.
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch ở những người uống rượu nhiều như dinh dưỡng kém và các bệnh mạn tính... Vì vậy, đây chỉ là kết quả bước đầu và cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để đánh giá.
Cơ quan Y tế quốc gia Anh khuyến cáo liều lượng rượu như sau:
- Nam giới: Không nhiều hơn 3 – 4 đơn vị/ngày.
- Nữ giới: Không nhiều hơn 2 – 3 đơn vị/ngày.
Một đơn vị uống chuẩn chứa 10gr cồn, tương đương với 1 chén rượu mạnh (40 độ, 30ml); 1 ly rượu vang (13,5 độ, 100ml); 1 vại bia hơi (330ml); 2/3 chai hoặc lon bia (330ml), theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Bình luận của bạn