Khô âm đạo ảnh hưởng nhiều đến đời sống vợ chồng
HRT có an toàn cho chị em khô hạn, tiền mãn kinh?
"Khô hạn" vùng kín khi mang thai phải làm thế nào?
"Khô hạn" kéo dài có thể dẫn đến ung thư?
Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng có làm mất ham muốn tình dục?
Nguyên nhân và tác hại của khô âm đạo
Khô âm đạo là hiện tượng chất chầy âm đạo không tiết ra hoặc tiết ra rất ít, khiến phụ nữ gặp nhiều khó khăn khi giao hợp và tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín.
Nguyên nhân gây khô âm đạo là do lượng hormone estrogen bị sụt giảm. Estrogen giúp bảo vệ các mô tế bào tại âm đạo bằng cách duy trì độ nhờn, độ ẩm và môi trường acid trung tính cho âm đạo. Những yếu tố này tạo ra “lớp bảo vệ tự nhiên” giúp âm đạo chống lại sự viêm nhiễm. Tuy nhiên, khi lượng estrogen sụt giảm, việc “chống đỡ” sự viêm nhiễm cho màng âm đạo trở nên mỏng manh và kém đàn hồi hơn.
Khô âm đạo ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý chị em
Chứng khô âm đạo có thể ảnh hưởng nặng nề đến tâm sinh lý, tình cảm của phụ nữ, khiến phụ nữ trở nên kém tự tin trước cuộc yêu, mất dần khoái cảm với chồng, đau rát khi quan hệ,... thậm chí dễ dẫn đến trầm cảm, làm tăng bạo lực gia đình.
Hội chứng Sjogren là gì?
Người mắc hội chứng Sjogren có thể đi kèm với nhiều rối loạn miễn dịch khác như viêm khớp dạng thấp và lupus ban đỏ hệ thống. Trong hội chứng này, màng nhầy và tuyến lệ của mắt và miệng sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên, gây sụt giảm lượng nước mắt và nước bọt. Hội chứng Sjogren có thể xuất hiện ở mọi lứa ruổi, nhất là ở những người hơn 40 tuổi và ở nữ gấp 9 lần nam.
Hội chứng Sjogren có những triệu chứng khá thường gặp và thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác. Theo thống kê, trung bình phải mất gần 4 năm sau khi có các triệu chứng bệnh nhân mới được chẩn đoán mắc hội chứng.
Một số dấu hiệu thường gặp của hội chứng Sjogren là khô mắt, khô miệng và cổ họng (khó nhai khó nuốt), ho khan, tuyến mang tai phì, khó nói, mệt mỏi quá mức, đau nhức cơ, khớp hoặc khắp cơ thể, tê hoặc ngứa ran, bất thường về tuyến giáp, phát ban, mất trí nhớ, gặp vấn đề về tiêu hóa, viêm phổi, thận, gan hoặc tuyến tụy...
Cần đi khám phụ khoa định kỳ
Để được tầm soát các bệnh phụ khoa và nhận sự tư vấn cụ thể của các bác sỹ chuyên khoa, chị em rất cần đi khám sức khỏe định kỳ. Tùy từng trường hợp, các bác sỹ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Bởi lẽ, không phải tất cả phụ nữ bị khô âm đạo cũng đều có công thức chung để điều trị vì mỗi người có nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Ngoài phương pháp điều trị của các bác sỹ, chị em có thể bổ sung nguồn thực phẩm giàu estrogen như các sản phẩm từ lúa mạch, mè, các loại đậu đỗ như sữa đậu nành, mầm đậu nành... Các thực phẩm giàu vitamin cũng góp phần không nhỏ cải thiện tình trạng này. Ngoài ra, một số phương pháp như dùng dung dịch bôi trơn cũng giúp gia tăng khoái cảm trong sinh hoạt vợ chồng.
Thu Hà H+ (Tổng hợp)
Bình luận của bạn