Cách xử lý khi bị kim tiêm HIV đâm

Xử lý kịp thời khi bị kim tiêm lạ đâm phải có thể tránh được nguy cơ bị nhiễm HIV

Bị kim tiêm đâm có lây HIV?

Hà Nội: Náo loạn vì cô gái dọa đâm kim tiêm nhiễm HIV vào người khác

Bơm kim tiêm thông minh giúp ngừa lây HIV

Tạo ra được kháng thể giúp giảm virus HIV trong máu

Tại sao HIV không lây qua đường muỗi đốt?

Khi dẫm phải kim tiêm HIV thông thường mọi người hoảng loạn nên cố gắng nặn hết máu ra. Hành động này vô tình tạo thêm tổn thương viêm, làm tăng khả năng virus xâm nhập vào cơ thể.. Khi dẫm phải kim tiêm hoặc bị kim tiêm đâm trúng bạn phải hết sức bình tĩnh làm theo các cách sau:

Không được nặn máu 

Cách này sẽ làm tăng diện tích vùng tổn thương, kích thích mạch máu xung quanh vùng da hoạt động, đẩy nhanh quá trình virus xâm nhập nếu có, khiến nguy cơ lây nhiễm bệnh cao hơn. Vì vậy hãy bình tĩnh, lấy các dụng cụ gây tổn thương ra khỏi cơ thể và cầm máu. Rửa trực tiếp vết thương dưới vòi nước sạch trong ít nhất 5 phút nhằm gột rửa bớt phần máu và dịch tiết dây nhiễm lên vết thương. Sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn và băng vết thương bằng gạc, băng cuộn hay băng keo cá nhân.

Không nặn vết thương bị kim tiêm đâm

Rửa sạch và sát trùng vết thương tại chỗ

Rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch, rồi sát trùng bằng các dung dịch  sát khuẩn như: Dakin, Javel 1/10 hoặc cồn 70 độ trong thời gian ít nhất 5 phút. 

Nếu bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi, cần rửa mắt hoặc rửa mũi liên tục bằng nước sạch trong khoảng 5 phút, bằng cách chớp mắt và ngâm khịt mũi trong ca nước sạch. Nếu bị bắn vào môi, miệng thì cần xúc miệng bằng nước sạch trong vòng 5 phút.

Rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch

Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm

Phơi nhiễm HIV là khi một người có tiếp xúc với tác nhân gây bệnh (ở đây là virus HIV) do đó có nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này. Phơi nhiễm sẽ cho một tỷ lệ lây nhiễm nhất định. Lây nhiễm sẽ kéo theo một tỷ lệ mắc bệnh nhất định. Không phải mọi sự cố liên quan HIV đều có thể mang đến tình trạng phơi nhiễm. Nếu máu và dịch tiết của người có HIV bắn vào những vùng da lành, không bị tổn thương hay trầy xước thì không có nguy cơ bị lây nhiễm.

Sử dụng thuôc chống phơi nhiễm HIV trong vòng 24h

BS.CK1 Nguyễn Thành Dũng, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết

"Loại thuốc kháng virus HIV phải được dùng càng sớm càng tốt, từ 2 - 6 giờ và trước 72 giờ sau khi bị phơi nhiễm cho tất cả trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ. Sau 72 giờ kể từ lúc bị phơi nhiễm HIV, các loại thuốc kháng virus hầu như không có hiệu quả. Với những trường hợp bị kim tiêm đâm trúng, nhưng khó có thể xét nghiệm nguồn gây phơi nhiễm, chỉ có thể tiến hành xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm qua các cơ sở y tế”

Cần tiến hành xét nghiệm xem có nhiễm virus HIV không

Những xét nghiệm cần làm

Tốt nhất khi bị tai nạn, mọi người phải đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị. Trước hết là xét nghiệm máu để kiểm tra xem người bị nạn đã có HIV chưa. Có thể bắt đầu điều trị ngay khi chưa có kết quả xét nghiệm nhưng nếu có kết quả xét nghiệm là dương tính thì phải dừng điều trị phơi nhiễm ngay.

Xét nghiệm HIV lại sau 10 tuần kể từ thời điểm bị phơi nhiễm hoặc có yếu tố nguy cơ. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính, có thể yên tâm rằng không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó.

Cuối cùng là nên thận trọng trong mọi công việc thu gom rác, nhổ cỏ, làm vệ sinh vườn và quan tâm đến khu vực chơi của trẻ em, cảnh giác tội phạm... để tránh tiếp xúc với kim tiêm, vật bén nhọn có thể gây tổn thương.

Hiệp Nguyễn H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm