Acid dư thừa gây ra bệnh tật
9 dấu hiệu báo động cơ thể đang thiếu folate?
Thông tin về các acid trong mỹ phẩm bạn nên biết
Vai trò của Vitamin B9 trong cơ thể
Đừng ăn hay uống... acid vào bữa đêm
Acid folic: Dưỡng chất quan trọng cho mẹ và thai nhi
Cơ thể cần được cân bằng lượng acid và base trong dạ dày để luôn khỏe mạnh. Nếu nồng độ acid nhỏ hơn hay thấp hơn bình thường đều có thể gây nên bệnh tật.
Quá trình ăn quá nhiều hoặc quá ít một vài loại thực phẩm nhất định có thể khiến cơ thể sản sinh ra nhiều acid trong dạ dày. Những thực phẩm làm tăng nồng độ acid trong cơ thể là đồ ăn chế biến sẵn, thịt, cá, hải sản... Trong khi đó, trái cây và rau xanh chính là những thực phẩm giúp trung hòa lượng acid dư thừa, cân bằng nồng độ pH trong cơ thể.
Để cân bằng acid, base trong cơ thể, bạn nên:
Hạn chế ăn
Các loại thực phẩm góp phần tạo ra acid không tốt cho sức khỏe, không nên ăn nhiều và thường xuyên như các loại đồ ăn chế biến sẵn, đồ uống chứa nhiều caffein, ngũ cốc tinh luyện, đường tinh luyện, mỡ lợn, rượu bia...
Đồ ăn chế biến sẵn làm tăng lượng acid trong dạ dày
Nên ăn vừa
Một số loại thực phẩm có tính acid không nên cắt giảm ra khỏi chế độ ăn vì chúng cung cấp những chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe có thể kể đến như thịt, cá, gia cầm và các loại đậu, dầu olive, các loại ngũ cốc (lúa mạch, lúa mì, yến mạch, lúa mạch đen), phô mai, sữa, sữa chua, trứng,...
Những thực phẩm có tính acid nhưng tốt cho sức khỏe
Nên ăn nhiều
Ngoài ra, để kiểm soát lượng acid trong cơ thể, bạn không nhất thiết phải cắt giảm các loại thực phẩm lành mạnh mà nên cân bằng chúng với các loại thực phẩm nhiều chất xơ như trái cây, rau quả như lê, táo, dâu tây, dưa hấu, nho khô, sung, rau cải, súp lơ, ớt chuông, nấm, bí xanh...
Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây
Bình luận của bạn