- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Tiêm phòng trước khi mang bầu giúp mẹ khỏe mạnh hơn
Bà bầu có nên xông lá để giải cảm?
3 bài tâp thể dục giúp đôi chân thon gọn, quyến rũ
Bà bầu có nên kiêng ăn ốc không?
Những trái cây “đen” bà bầu nên tránh
Bà bầu cần tiêm phòng vaccine gì?
Theo BS Nguyễn Ngọc Thông - Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP.HCM: “Tiêm phòng trước khi mang thai là rất cần thiết để an toàn cho cả mẹ và con, tùy theo điều kiện mà chị em có thể lựa chọn cho mình những loại vaccine phù hợp”.
Vaccine rubella: Bà bầu nên tiêm vaccine rubella muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh rubella trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ thì có thể gây sảy thai, sinh non hoặc em bé bị dị tật.
Vaccine viêm gan B: Có thể tiêm vaccine này trước hoặc trong khi mang bầu. Tiêm vaccine viêm gan B giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con.
Vaccine thủy đậu: Nên tiêm vaccine thủy đậu muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật. Ngoài ra, mẹ mắc thủy đậu còn có thể truyền virus gây bệnh này sang con trong khi sinh nở.
Vaccine cúm: Cảm cúm là căn bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Trong quá trình mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ bầu mắc phải những cơn cảm cúm kéo dài sẽ dẫn đến khả năng thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Chính vì vậy, chị em cần tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang thai nhằm đảm bảo bào thai có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện.
Ngoài những loại vaccine trên thì trong khi mang thai, bà bầu nhất định phải tiêm vaccine phòng bệnh uốn ván. Lịch tiêm vaccine uốn ván như sau: Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách mũi 1 một tháng. Để phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần thứ 26 và tuần thứ 30.
Vaccine nào nên tránh dùng cho thai phụ?
Các loại vaccine sau đây có thể gây nguy hiểm cho bé, vì vậy trong thời gian mang bầu, thai phụ nên tránh dùng:
Vaccine viêm gan siêu vi A: Do chưa xác định được sự an toàn của vaccine nên mẹ bầu phải tránh tiêm ngừa trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ có nguy cơ phơi nhiễm bệnh này nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi tiêm phòng.
Vaccine ngừa phế khuẩn Pneumococcal: Do chưa xác định được sự an toàn nên nó được tránh sử dụng trong thời kỳ mang thai, trừ những phụ nữ có nguy cơ cao hoặc có bệnh mạn tính.
Oral Polio Vaccine (OPV – vaccine bại liệt dạng uống) và Inactivated Polio Vaccine (IPV – vaccine bại liệt bất hoạt): 2 loại vaccine này được khuyến cáo không tiêm ngừa cho phụ nữ mang thai.
Bà bầu cần lưu ý gì khi tiêm phòng?
Khi mang đa thai hay có nguy cơ sinh non, bạn nhớ tiêm vaccine phòng uốn ván sớm hơn. Cần tránh thai an toàn trong khoảng thời gian quy định cho từng loại vaccine đã tiêm. Nếu bị vỡ kế hoạch, bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ và theo dõi quá trình phát triển thai nhi chặt chẽ.
Nếu bạn đang bị sốt cao, bị các bệnh khớp, thận,... cần có tham vấn bác sỹ trước khi tiêm phòng các bệnh trên. Để giảm cảm giác sưng tấy, đau, ngứa sau khi tiêm uốn ván, bạn hãy lấy muối chườm lên khu vực nốt tiêm; Cắt 1 lát chanh tươi đắp lên hoặc dùng nước nóng chườm.
Tất cả các loại vaccine đều được kiểm tra độ an toàn dưới sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền về độ tinh khiết, tính hiệu quả và an toàn. Tuy vậy, một số người có thể dị ứng với nguyên liệu sử dụng để sản xuất vaccine, chẳng hạn như trứng trong vaccine cúm. Vì thế các mẹ bầu không nên tự ý tiêm ngừa vaccine mà chưa có sự yêu cầu từ bác sỹ sản khoa của mình. Sau khi tiêm vaccine, nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường thì nên đến bác sỹ ngay.
Bình luận của bạn