Muỗi có thể lây truyền nhiều loại bệnh nguy hiểm cho con người
Cách đuổi muỗi bằng điều hòa nhiệt độ không phải ai cũng biết
3 lý do khiến bạn trở thành "nam châm" hút muỗi
6 loại cây trồng trong nhà là "khắc tinh" của muỗi
Tự chế thuốc xịt chống muỗi từ tinh dầu phòng virus Zika
Các bệnh do muỗi gây ra:
Virus Zika gây teo não ở trẻ sơ sinh
Virus Zika khiến cho trẻ sinh ra có phần đầu dị thường, não không phát triển hoặc phát triển lệch lạc, gây thiểu năng trí tuệ, ngôn ngữ, vận động. Ở Việt Nam đã phát hiện 2 trường hợp nhiễm bệnh, và 1 người Hàn Quốc nhiễm virus sau khi trở về từ Việt Nam. Virus Zika này có thể gây ra hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và nhiều dị tật khác nếu mẹ bầu bị nhiễm loại virus này ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ. Nguy hiểm hơn nữa là bệnh teo não ở trẻ sơ sinh do virus Zika vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị thích hợp.
Viêm não Nhật Bản
Theo các chuyên gia, viêm não Nhật Bản vô cùng nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, để lại di chúng nặng nề như động kinh, thiểu năng trí tuệ, mất ngôn ngữ… nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Virus gây bệnh viêm não Nhật Bản được truyền qua muỗi, virus viêm não Nhật Bản tồn tại quanh năm nhưng lây truyền mạnh nhất sang người vào mùa hè do đây là thời điểm muỗi sinh sôi và phát triển mạnh. Bệnh dễ xuất hiện ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt là ở các trẻ tuổi từ 2 - 6 tuổi.
Sốt vàng da
Muỗi làm lan truyền virus gây bệnh sốt vàng da. Trong trường hợp nhẹ, sốt vàng da gây sốt, nhức đầu, buồn nôn và ói mửa. Tuy nhiên, sốt vàng da có thể trở nên nghiêm trọng hơn, gây chảy máu (xuất huyết), tim gan, và các vấn đề về thận. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm virus bệnh sốt vàng da, nhưng người lớn tuổi có nguy cơ bị bệnh nặng.
Sốt xuất huyết
Muỗi là nguyên nhân khiến 40% dân số thế giới có nguy cơ bị sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết có tốc độ lây lan nhanh bậc nhất thế giới. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em ở một số nước. Sốt xuất huyết xảy ra ở tất cả các nước trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, dịch hay diễn ra vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10. Hiện bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc hay vắc xin phòng ngừa.
Phòng tránh các bệnh từ muỗi
Là nước nhiệt đới gió mùa, môi trường sống tại Việt Nam luôn tiềm ẩn những nguy cơ về muỗi và bệnh dịch nguy hiểm lây truyền qua muỗi mỗi độ hè về. Các biện pháp chống muỗi thường gặp và dễ thực hiện là vệ sinh môi trường sống, ngủ màn, sử dụng các loại thuốc diệt muỗi định kỳ…
Thu hẹp môi trường sống của muỗi
Để diệt bọ gậy, có thể thả cá trong các chum, vại, bể đựng nước, bể cảnh… quanh nhà. Cần lưu ý đổ hết nước đọng trong các dụng cụ trong và gần nhà để loại bỏ nơi muỗi đẻ, không có chỗ cho bọ gậy phát triển. Ngoài ra, cần phát quang bụi cây quanh nhà, khơi thông cống rãnh để làm sạch môi trường sống.
Giữ nhà cửa khô thoáng
Các gia đình nên thường xuyên ngủ màn, ngay cả khi ngủ ban ngày để phòng muỗi đốt. Cần lưu ý bảo vệ không để trẻ em bị muỗi đốt khi chơi ngoài vườn hoặc lúc chập tối. Đồng thời, cần xây dựng nếp sống vệ sinh, giữ cho nhà ở thoáng mát, treo mắc quần áo, sắp xếp đồ dùng trong nhà ngăn nắp để loại bỏ nơi muỗi đậu.
Sử dụng hương liệu hoặc thuốc
Muỗi có thể được ngăn chặn bởi một số loại mùi hương tự nhiên, dễ kiếm đồng thời không gây khó chịu với con người như tinh dầu ở vỏ quýt, cam, tinh dầu bạc hà hoặc hương sả… Những mùi này khiến muỗi mất khả năng xác định vị trí của con người, đồng thời khiến chúng “khó chịu” mà bỏ đi chỗ khác. Tuy nhiên sử dụng hương tự nhiên chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn (một, hai ngày).
Phương pháp lâu dài hơn là xịt thuốc diệt muỗi định kỳ, khoảng 1 năm 2 lần. Mặc dù có thời gian tác dụng tiêu diệt muỗi trong thời gian dài nhưng phương pháp này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người do các chất hóa học có trong thuốc.
Bình luận của bạn