Ngày Bệnh Parkinson: Ai là người đã tìm ra căn bệnh này?

Parkinson là một trong những bệnh rối loạn thần kinh phổ biến nhất

Làm rõ mối liên hệ giữa bệnh Parkinson và hệ vi khuẩn đường ruột

Tâm sự của một bà mẹ mắc bệnh Parkinson ở tuổi 34

Bạn có thể chết vì bệnh Parkinson?

Châm cứu giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Parkinson

James Parkinson sinh ngày 11 tháng 4 năm 1755. Ngày sinh nhật của ông đã được đặt làm Ngày Bệnh Parkinson, nhằm tăng cường nhận thức của người dân về căn bệnh rối loạn thần kinh này, cũng như thúc đẩy các nghiên cứu mới về căn bệnh.

James Parkinson sinh sống và làm việc suốt cuộc đời tại Hoxton (Anh). Vì là con trai cả, ông gần như không được lựa chọn nghề nghiệp mà phải nối nghiệp cha mình - một dược sỹ nhỏ làm việc tại nhà. Sau 7 năm học nghề từ cha, James Parkinson cũng bắt đầu làm việc như một dược sỹ.

James Parkinson - tác giả cuốn “Essay on the Shaking Palsy”

Trong thời gian rảnh rỗi, ông thường viết các bài luận về y học, chính trị và hóa học. Sau nhiều năm, ông dần trở nên nổi tiếng cả ở Anh và Mỹ với các tác phẩm y khoa của mình. Danh tiếng của ông dần vượt lên các dược sỹ thông thường và ông thường được nhờ tư vấn về các ca bệnh khó như một bác sỹ y khoa thực thụ.

Đến năm 1817, ông xuất bản cuốn “Essay on the Shaking Palsy” (tạm dịch “Tiểu luận về chứng liệt run”), căn bệnh mà sau này chúng ta biết tới với tên gọi bệnh Parkinson. Đáng tiếc tác phẩm này không nhận được nhiều chú ý vào thời điểm xuất bản.

Người bệnh Parkinson có thể bị run tay cả khi ở tư thế nghỉ

Từ hơn 200 năm trước, nhiều bệnh nhân đã có các cơn run khác nhau, rất khó phân biệt. Tuy nhiên, bài tiểu luận của James Parkinson đã chỉ ra sự khác biệt rất quan trọng giữa những căn bệnh gây run thông thường (run vô căn) và căn bệnh mà ông gọi là chứng liệt run (bệnh Parkinson) thật sự.

Ông giải thích: Nếu người bệnh đặt bàn tay run rẩy lên bàn và cơn run ngừng lại, họ không mắc chứng liệt run. Chỉ khi cánh tay tiếp tục run ngay cả khi đang ở tư thế nghỉ trên mặt bàn, khi đó người bệnh mới có thể được chẩn đoán mắc căn bệnh (Parkinson) này. Đây cũng là dấu hiệu đầu tiên giúp chẩn đoán bệnh.

James Parkinson đã cố gắng khám phá ra căn nguyên của căn bệnh này. Ông tin rằng các tổn thương tủy sống hoặc vùng dưới cuống não có thể là nguyên nhân gây bệnh, dù ông chưa thể chỉ ra các tổn thương này xảy ra như thế nào. Trên thực tế, tổn thương tại các vùng này có thể dẫn đến tình trạng thiếu kiểm soát khả năng vận động, vì vậy những phân tích của James Parkinson là khá hợp lý.

Đáng tiếc ông cũng chưa đưa ra được biện pháp điều trị cụ thể. Thay vào đó, ông đặt hy vọng vào thế hệ tương lai có thể mở rộng các nghiên cứu và tìm ra các nguyên nhân cũng như biện pháp điều trị cho căn bệnh này.

Phải mất tới gần 50 năm sau khi James Parkinson qua đời vào năm 1824, những kiến thức trong tiểu luận này của ông mới được công nhận một cách toàn diện. Vào năm 1872, một nhà thần kinh học người Pháp, Jean-Martin Charcot đã tìm hiểu cuộc đời và công việc của James Parkinson. Ông cũng là người đề nghị đặt tên cho căn bệnh liệt run được nhắc tới trong các tài liệu của James Parkinson là bệnh Parkinson.

James Parkinson hẳn sẽ rất ngạc nhiên khi biết căn bệnh mà ông tìm ra 200 năm trước đến nay vẫn chưa có biện pháp điều trị cụ thể. Tuy nhiên, nhờ các nghiên cứu của ông, các nghiên cứu mới đã được tiến hành, giúp nhiều bệnh nhân mắc bệnh Parkinson có thể cải thiện khả năng vận động, kéo dài cơ hội sống.

Vi Bùi H+ (Theo Express)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh