- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Người bị polyp túi mật cần thận trọng trong chế độ ăn uống
Polyp túi mật có tự hết không, điều trị thế nào?
Polyp túi mật có đáng lo ngại không?
Đa polyp túi mật điều trị thế nào?
Đa polyp túi mật có nguy hiểm không và có cần điều trị?
Tìm hiểu về polyp túi mật
Polyp túi mật là một dạng u nhỏ, mọc nhô ra từ lớp niêm mạc hoặc cơ bên trong của túi mật, dưới dạng đơn độc hoặc thành chùm.
Phần lớn các trường hợp polyp túi mật là lành tính và hầu như không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Chỉ có khoảng 6-7% người gặp phải triệu chứng polyp túi mật như đầy trướng, chậm tiêu, buồn nôn hoặc đau hạ sườn phải.
Polyp túi mật thường hình thành khi hàm lượng lớn cholesterol dư thừa tập trung tại các tế bào ở niêm mạc túi mật. Trong khoảng 50-70% trường hợp, chúng có liên quan tới tình trạng sỏi cholesterol trong túi mật.
Phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán polyp trong túi mật là siêu âm. Ngoài việc phát hiện polyp, siêu âm còn đo được kích thước của những polyp này.
Trường hợp theo dõi định kỳ:
- Polyp nhỏ hơn 5mm: Thường là polyp lành tính, polyp cholesterol thì cần theo dõi, siêu âm định kỳ 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần.
- Polyp kích thước từ 6-9 mm: Khuyến cáo siêu âm theo dõi 3 tháng/lần và định kỳ hàng năm khi đã ổn định.
Nguy cơ pháp triển thành ung thư:
- Kích thước polyp lớn hơn 1cm, đặc biệt những polyp có kích thước trên 1,5 cm thì khả năng tiến triển thành ung thư lên tới 46 - 70%.
- Hình dáng polyp xù xì, chân lan rộng không nhìn thấy cuống.
- Polyp tăng nhanh về kích thước và số lượng.
Cách sống chung với polyp túi mật
Hiện nay, chưa có thuốc chữa khỏi polyp túi mật và polyp cũng không thể tự biến mất được. Tuy nhiên có một số dạng polyp có thể teo nhỏ lại chẳng hạn như polyp viêm, polyp cholesterol nếu người bệnh thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện.
Người mắc bệnh polyp túi mật nên ăn gì?
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng bệnh polyp túi mật
Chế độ ăn uống khoa học nhất dành cho người bị polyp túi mật cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết bao gồm đạm, chất béo, vitamin… Vì vậy, người bệnh cần ăn những thực phẩm sau:
- Ăn các loại hoa quả và trái cây tươi: Đây là những thực phẩm có thể cung cấp rất nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể người bệnh.
- Nên ăn lòng trắng trứng gà và các loại loại thịt bò, thịt nạc của lợn, thịt gà bỏ da…
- Nên ăn các thực phẩm có nhiều tinh bột như: Bột gạo lứt, bột yến mạch, bột ngũ cốc…
- Ăn các thực phẩm chứa nhiều chất đạm (cá biển, đậu, đỗ…) và thực phẩm có chất béo lành mạnh (hạt hạnh nhân, óc chó, quả bơ, dầu ô liu…).
Người bị polyp túi mật không nên ăn gì?
Người bị polyp túi mật không nên ăn lòng đỏ trứng gà
Đối với người mắc polyp túi mật càn duy trì chế độ ăn hạn chế cholesterol “xấu” - LDL cholesterol như:
- Không nên ăn các nội tạng động vật như: Lòng, mề, dồi…
- Không nên ăn lòng đỏ trứng gà vì có chứa nhiều cholesterol.
- Không nên ăn chocolate, bởi thực phẩm này có chứa lượng chất béo, lượng đường lớn sẽ làm tăng các triệu chứng đau bụng và kích thích khả năng phát triển của polyp.
- Người bị polyp túi mật nên hạn chế ăn các thực phẩm nhiều chất béo như thịt mỡ, đồ chiên rán, các món xào…
- Nên hạn chế uống sữa và tránh xa các loại đồ uống có chứa chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, các loại đồ uống có gas…
Bình luận của bạn