Khi xương hàm bị đau mỏi, hãy nghĩ tới những nguyên nhân sau
Dùng tinh dầu đinh hương để trị đau răng có an toàn?
Cách giảm đau răng và nướu cực nhanh nhờ các biện pháp đơn giản
Nhận biết các triệu chứng ung thư xương hàm
Bảo vệ răng bằng cách súc miệng với dầu dừa
Nguyên nhân gây đau quai hàm
Thói quen nghiến răng
Tật nghiến răng có thể là nguyên nhân khiến bạn đau mỏi quai hàm. Đây là hiện tượng thường xảy ra ở những người gặp nhiều stress, căng thẳng trong cuộc sống.
Thói quen này xảy ra khi bạn nghiến chặt hai hàm răng một cách vô thức, thường là trong giấc ngủ. Khi đó, không chỉ răng và xương hàm mà các cơ hàm cũng phải chịu nhiều áp lực. Về lâu dài, bạn có thể bị đau quai hàm nghiêm trọng, đi kèm đau đầu hoặc đau tai.
Hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm
Cơn đau ở khớp thái dương hàm có thể lan tới quai hàm
Khớp thái dương hàm là khớp động duy nhất của phần sọ mặt, có vai trò giúp cho hàm đóng - mở để thực hiện các hoạt động như ăn, nói, nuốt,... Rối loạn khớp thái dương hàm (còn gọi là viêm khớp thái dương hàm) là bệnh lý rối loạn khớp hàm và các cơ mặt xung quanh, có thể dẫn đến cơn đau ở quai hàm.
Triệu chứng thường gặp ở người mắc chứng rối loạn khớp thái dương hàm là: Mỏi cơ khi nhai, mở miệng có tiếng kêu của khớp, cử động hàm khó khăn. Ở giai đoạn nặng, bệnh gây đau các cơ hàm, cụ thể là vùng góc hàm dưới cằm, lan ra thái dương và cổ.
Lệch khớp cắn
Khớp cắn là sự tương quan giữa hai hàm và răng trên, dưới. Lệch khớp cắn là tình trạng lệch tâm của răng hàm trên và răng hàm dưới, hoặc hai hàm không cắn khít lại với nhau. Lệch khớp cắn gây ra sự khó chịu khi nhai cắn thực phẩm, mỏi hàm khi ăn.
Sâu răng
Vệ sinh răng miệng không đúng cách sau khi ăn uống là cơ hội cho vi khuẩn trong các mảng bám phá hủy men răng. Sâu răng không được chữa trị có thể xâm nhập đến ngà răng và tủy, gây ra đau đớn quanh quai hàm. Nếu phát hiện sâu răng dẫn đến đau nhức xương hàm, bạn cần được điều trị tại bệnh viện, phòng khám nha khoa.
Răng khôn mọc lệch
Răng khôn là răng cối lớn thứ ba, thường mọc vào độ tuổi trưởng thành. Răng khôn rất dễ mọc lệch hoặc mọc ngầm và gây ra nhiều biến chứng. Răng khôn mọc lệch có thể dẫn đến cơn đau âm ỉ, đặc biệt khi chải răng hoặc ăn uống. Khi răng khôn và răng hàm kế cận va chạm, bạn có thể bị cứng khớp, đau hàm và khó mở miệng như bình thường.
Cách xử trí đau quai hàm
Chườm lạnh có thể giảm triệu chứng của rối loạn khớp thái dương hàm
- Đi khám tại các cơ sở chuyên khoa răng hàm mặt để tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời.
- Trong trường hợp bị rối loạn khớp thái dương hàm, bạn có thể chườm lạnh hoặc đắp khăn ấm để giảm đau tại chỗ.
- Hạn chế các thói quen đòi hỏi cơ hàm vận động nhiều như nhai kẹo cao su, cắn bút trong vô thức.
- Giải tỏa stress để các cơ được thả lỏng, hạn chế tật nghiến răng khi căng thẳng hoặc trong lúc ngủ. Các biện pháp giảm stress hiệu quả là thiền định, hít thở sâu và yoga.
Bình luận của bạn