Tìm ra nguyên nhân khiến vết thương lâu lành sẽ giúp bạn có biện pháp xử lý phù hợp
Nước bọt có thể giúp làm lành vết thương?
Mẹo hay giúp loại bỏ vết thâm trên da mặt
Cách mới biết chính xác tình trạng vết thương giấu kín sau lớp băng bó
Báo động tình trạng nhiễm uốn ván từ những vết thương nhỏ
Nhiễm trùng
Da của bạn có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn gây bệnh trong môi trường. Khi bị xước da, các vi khuẩn gây bệnh có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Nếu vết thương bị nhiễm trùng, bạn sẽ nhận thấy vùng da xung quanh bị đỏ, sưng, đau và tiết ra các dịch, mủ có mùi hôi.
Chế độ dinh dưỡng không phù hợp
Hãy nghĩ lại xem, liệu bạn đã ăn đủ trái cây và rau củ hay chưa? Các vitamin trong hoa quả, rau xanh có thể giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn, đặc biệt là vitamin A và C.
Tốt hơn hết, hãy ăn nhiều cam, rau chân vịt, khoai lang và ớt chuông, đồng thời ăn nhiều thịt, cá… để bổ sung protein cho cơ thể, giúp các vết thương mau lành hơn.
Mắc bệnh đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn
Do lượng đường huyết thường xuyên tăng cao, người bệnh đái tháo đường sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng cao. Đường huyết tăng cao còn ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng tuần hoàn và hệ miễn dịch, khiến các vết thương lâu lành hơn.
Một trong các biến chứng của bệnh đái tháo đường là tổn thương dây thần kinh, khiến người bệnh không thể nhận biết mình đang bị đau, bị thương. Nếu thường xuyên để ý thấy cơ thể hay xuất hiện các vết thương lâu lành, đặc biệt là vết thương ở chân và bàn chân, rất có thể bạn nên gặp bác sỹ để được chẩn đoán bệnh chính xác.
Tác dụng phụ của thuốc
Thường xuyên phải làm hóa trị có thể ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch, là nguyên nhân khiến các vết thương lâu lành. Uống thuốc kháng sinh thường xuyên có thể tiêu diệt cả các lợi khuẩn đường ruột, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trong cơ thể.
Uống thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh có thể khiến vết thương lâu hồi phục
Ngoài ra, các loại thuốc chống viêm cũng có thể ức chế giai đoạn viêm mà cơ thể phải trải qua để chữa lành viết thương. Chính vì vậy, nếu nghi ngờ thuốc của mình đang ảnh hưởng tới quá trình hồi phục, hãy trao đổi với bác sỹ để thay đổi thuốc điều trị.
Lưu thông máu kém
Để chữa lành vết thương, các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển các tế bào da mới và collagen tới khu vực bị thương. Tuy nhiên, nếu lưu thông máu trong cơ thể kém, máu sẽ di chuyển chậm, trì hoãn quá trình chữa lành vết thương. Lưu thông máu kém cũng có thể là do bệnh đái tháo đường, béo phì và hình thành cục máu đông...
Loét da do nằm nhiều
Những người bệnh phải nằm bất động trong thời gian dài sẽ làm tăng áp lực lên các vùng da nhất định. Tùy vào áp lực mà mức độ vết loét có thể khác nhau, dẫn đến những vết thương hở và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Với các vết loét nhẹ, bạn có thể khắc phục chúng bằng cách đổi tư thế nằm thường xuyên để giảm áp lực lên da. Những vết loét nặng hơn sẽ cần được chăm sóc y tế đặc biệt.
Uống nhiều rượu, bia
Trong một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Alcoholism: Clinical and Experimental Research năm 2014, các nhà khoa học nhận thấy uống rượu, bia thường xuyên sẽ làm suy giảm lượng bạch cầu trong cơ thể, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình hồi phục vết thương.
Vậy phải làm gì để giúp các vết thương mau lành?
- Sau khi bị thương, hãy rửa nhẹ nhàng vết cắt, trầy xước da dưới vòi nước chảy.
- Giữ vết thương ẩm sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục. Bạn có thể thoa một chút vaseline để giữ ẩm da.
- Băng bó vết thương cẩn thận và làm sạch, thay băng hàng ngày.
- Tuân theo các hướng dẫn của bác sỹ, đặc biệt nếu bạn phải khâu vết thương.
Bình luận của bạn