Tiền đái tháo đường - Ai có nguy cơ?

Tiền ĐTĐ là tình trạng đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa đủ để xếp vào bệnh ĐTĐ type 2.

Tự đánh giá nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2

Kiểm soát đường huyết trong giấc ngủ

Nhiễm trùng răng miệng do bệnh đái tháo đường

Chẩn đoán bệnh đái tháo đường cần xét nghiệm gì?

Khi nào được gọi là tiền đái tháo đường?

Các chỉ số xét nghiệm sẽ cho bạn biết mình có bị mắc tiền đái tháo đường (ĐTĐ) hay không. Chỉ số đường huyết được xét nghiệm lúc đói từ 5,5 - 6,9 mmol/L; Hoặc HbA1c: 42 - 47 mmol / mol (6,0 - 6,4%) có nghĩa là bạn đã bị tiền đái tháo đường.

Tiền đái tháo đường (ĐTĐ) còn được gọi với nhiều thuật ngữ khác nhau như: Rối loạn đường huyết lúc đói (IFG) hoặc rối loạn dung nạp glucose (IGT).

Tiền ĐTĐ thường tiến triển một cách âm thầm, không có triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, một số dấu hiệu có thể giúp phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, chẳng hạn: Những thay đổi bất thường trên da ở một số bộ phận trên cơ thể, bao gồm cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối và khớp ngón tay chuyển sang màu xậm (acanthosis nigricans) hơn các vùng da khác.

Còn khi xuất hiện các triệu chứng: Khát nước, đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, mờ mắt, rất có thể bạn đã chuyển từ tiền đái tháo đường sang bệnh đái tháo đường type 2.

Theo Hội ĐTĐ Mỹ, những người có nguy cơ cao bị tiền đái tháo đường có các đặc điểm sau:

- Tuổi: Từ 45 tuổi trở lên.

- Thừa cân hoặc béo phì: Có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 25 trở lên. Chỉ số BMI được tính bằng công thức sau: BMI = (trọng lượng cơ thể)/(chiều cao x chiều cao)

Trong đó, trọng lượng cơ thể: Tính bằng kg; Chiều cao: Tính bằng m

- Gia đình có người thân mắc bệnh đái tháo đường.

- Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ  hoặc đã từng sinh con nặng trên 4kg.

- Bị tăng huyết áp.

- Bị rối loạn lipid máu: Tăng triglycerid hoặc giảm HDL cholesterol (cholesterol tốt).

- Thuộc các chủng tộc: Châu Á, Châu Phi, người Mỹ gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Latin, người dân thuộc đảo Thái Bình Dương.

Tiền ĐTĐ và ĐTĐ type 2 có thể phòng ngừa được bằng cách chọn các thực phẩm lành mạnh

Trẻ em và thanh niên mới trưởng thành cũng có nguy cơ mắc tiền ĐTĐ. Hiện nay chỉ có một bộ phận nhỏ hiểu biết về cách phòng tránh hoặc ngăn ngừa bệnh tiến triển lên thành ĐTĐ type 2 ở trẻ em.

Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc tiền đái tháo đường?

Bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn sự tiến triển của tiền ĐTĐ thành ĐTĐ type 2 nếu phát hiện sớm. Phòng ngừa tiền đái tháo đường là việc làm cần thiết của tất cả mọi người, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao.

Với những thay đổi lối sống lành mạnh - như ăn các loại thực phẩm lành mạnh, bao gồm cả hoạt động thể chất trong thói quen hàng ngày của bạn và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh - bạn có thể giữ được nồng độ đường trong máu ở giới hạn bình thường. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ để có được kế hoạch phòng bệnh toàn diện và hiệu quả nhất.

Hội ĐTĐ Mỹ khuyến cáo, nếu bạn nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị tiền ĐTĐ, nên làm xét nghiệm sàng lọc ba năm một lần; Nếu đã được chẩn đoán tiền ĐTĐ, nên làm xét nghiệm sàng lọc ĐTĐ type 2 từ 1 - 2 năm một lần.

Tuệ Nhi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết