- Chuyên đề:
- Suy thận
Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng thận
Trẻ loãng xương, hỏng thận khi tiêu thụ protein quá đà
7 thực phẩm tự nhiên cho bệnh nhân suy thận
Bệnh nhân bị suy thận có thể sinh con không?
Trị sỏi thận, phòng suy thận cần tránh thực phẩm gì?
Thận là cơ quan giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp cân bằng nội môi và điện giải, duy trì sự cân bằng acid – base và điều hòa huyết áp. Thận giữ “nhiệm vụ” tái hấp thu nước, glucose và các amino acid. Khi tạo ra nước tiểu, thận đồng thời bài tiết những chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
Thận cũng giúp sản xuất các chất như renin, calcitriol và erythropoietin. Một loạt enzyme được sản xuất trong thận cũng giúp cơ thể phản hồi lại những chất “lạ” gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Suy thận là gì?
Suy thận là tình trạng thận bị suy giảm chức năng, thận mất khả năng loại bỏ muối thừa, chất lỏng và chất thải ra khỏi máu. Khi các chất độc hại này không được loại bỏ qua nước tiểu, có thể tích tụ lại và gây nguy hiểm cho cơ thể.
Suy thận ban đầu thường không thấy triệu chứng, nhưng nếu thận không thể loại bỏ kali ra khỏi máu thì có thể dẫn đến loạn nhịp tim bất thường và đột tử.
Triệu chứng của suy thận
Một số triệu chứng ban đầu của suy thận như đau đầu do tăng huyết áp, phù mặt, phù tay chân hoặc bụng do ứ nước trong cơ thể, cảm thấy mệt mỏi, đắng miệng, chán ăn, buồn nôn, mờ mắt, giảm tập trung, chóng mặt, da xanh, móng tay chân và niêm mạc mắt nhợt nhạt do thiếu máu. Ngoài ra, suy thận cũng có một số triệu chứng khác như môi thâm, răng xỉn, đau xương, chảy máu chân răng.
Phù tay là một trong những triệu chứng của suy thận
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến suy thận như bệnh đái tháo đường type 1 và type 2 (bệnh thận do đái tháo đường), tăng huyết áp, viêm cầu thận (có thể xảy ra do hậu nhiễm trùng hoặc lupus), bệnh thận đa nang (thận chứa nhiều “túi nước”), lạm dụng thuốc giảm đau như acetaminophen và ibuprofen, tắc nghẽn và xơ cứng động mạch, cản trở dòng chảy của nước tiểu do sạn ở đường tiểu, HIV, bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng thận mạn tính và một số bệnh ung thư...
Suy thận còn có thể dẫn đến một số bệnh lý khác như thiếu máu, tăng huyết áp, toan hóa máu (mức độ acid tăng cao trong dịch của cơ thể), rối loạn mỡ máu, bệnh về xương do thận giảm khả năng sản xuất các nội tiết tố. Suy thận có thể được chia thành suy thận mạn tính và suy thận cấp tính.
Cách điều trị suy thận
Đối với những bệnh nhân bị suy thận nhẹ, cần uống thuốc và áp dụng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận là đủ chất và đủ năng lượng nhưng nên hạn chế muối, đạm, thực phẩm giàu kali.
Thông thường, công suất của những quả thận của người khỏe mạnh đạt 200% nhu cầu của cơ thể, nhưng đối với những trường hợp bị nặng, khi chức năng thận giảm xuống dưới 50%, ngoài việc áp dụng phương pháp kể trên còn cần chạy thận nhân tạo (lọc máu) suốt đời.
Một số phương pháp khác có thể được áp dụng trong việc điều trị suy thận như: Lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc), ghép thận.
Phòng và điều trị thận bằng liệu pháp thiên nhiên
Suy thận gây ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế gia đình, sức khỏe của người bệnh. Chính vì thế, theo các chuyên gia y tế và sức khỏe, cách tốt nhất để điều trị bệnh về thận cũng như suy thận mạn tính là phòng ngừa khi chưa mắc bệnh.
Hiện nay, sử dụng các thực phẩm chức năng có nguồn gốc thiên nhiên là xu hướng phòng và điều trị bệnh đang được các chuyên gia khuyến khích do hiệu quả bền vững và an toàn khi sử dụng lâu dài. Tiêu biểu là thực phẩm chức năng có thành phần như dành dành, hoàng kỳ, đan sâm, trầm hương, râu mèo, linh chi đỏ, mã đề… giúp bảo vệ, tăng cường chức năng thận, làm chậm tiến trình suy thận, ngăn chặn bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, kiểm soát các nguy cơ dẫn đến suy thận.
Thụy Hà H+
Đối với những người đã bị các vấn đề liên quan đến chức năng thận hiện nay, ngoài việc tuân thủ đúng lời khuyên của các chuyên gia, việc sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ cũng là điều được lưu ý.
Thực phẩm chức năng viên nén Ích Thận Vương là sự kết hợp của các thảo dược: Cao đan sâm, cao hoàng kỳ, cao dành dành, bạch phục linh, cao râu mèo, cao mã đề, cao linh chi đỏ... giúp cải thiện chức năng thận, giúp bảo vệ thận. Giúp ngăn ngừa sự phá hủy của thận, giúp làm chậm tiến trình suy thận. Giúp làm giảm nhu cầu lọc máu ở các bệnh nhân suy thận. Hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng của suy thận như: Phù, đi tiểu thường xuyên, tăng creatinin huyết hoặc protein niệu. Giúp ngăn ngừa sự phát triển của suy thận từ những bệnh nhân có các bệnh nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, sỏi thận, lupus, dùng các thuốc độc với thận. Nên được sử dụng liên tục 1 đợt từ 3-6 tháng để có kết quả tốt.
XNQC: 392/2015/XNQC-ATTP
**Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn