- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Phụ nữ mang thai thường phải đối mặt với nhiều vấn đề về da
Những vị trí bất ngờ dễ rạn da khi mang thai
Những thực phẩm tốt cho làn da của bạn
Bệnh đa xơ cứng ảnh hưởng gì tới phụ nữ mang thai?
Biện pháp hữu hiệu giúp ngăn chặn, điều trị rạn da cho phụ nữ mang thai và sau sinh
Mụn
Mụn là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt thứ nhất. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do hàm lượng hormone androgen tăng cao khi mang thai. Hormone này khiến da tiết nhiều bã nhờn hơn. Bã nhờn sẽ bít kín các lỗ chân lông và gây mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn bọc.
Để cải thiện tình trạng mụn khi mang thai bà bầu có thể thực hiện một số cách sau:
- Rửa mặt hàng ngày bằng các sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ.
- Không được nặn mụn trứng cá.
- Chỉ dùng thuốc trị mụn khi có chỉ định của bác sỹ.
Mụn là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Rôm sảy
Rôm sảy là nỗi ám ảnh của nhiều bà bầu. Nguyên nhân khiến bà bầu bị rôm sảy là do sự tăng thân nhiệt khi mang bầu khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi. Rôm sảy thường bắt đầu từ vùng bụng và lan xuống đùi và khiến bà bầu khó chịu nhất là trong những ngày nắng nóng.
Cách đối phó với tình trạng rôm sảy khi mang bầu:
- Tránh xa các yếu tố gây kích ứng da như nước hoa, kem dưỡng da, mỹ phẩm.
- Mặc trang phục thoáng mát, thấm mồ hôi.
- Để hạn chế tình trạng rôm sảy bà bầu có thể dùng kem bôi chứa calamine. Tuy nhiên, trước khi dùng thai phụ nên hỏi ý kiến của bác sỹ.
Nhiều bà bầu phải đối mặt với tình trạng rôm sảy khi mang thai
Ngứa da
Ngứa lòng bàn tay và lòng bàn chân cũng là hiện tượng hay gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do tình trạng ứ mật trong gan. Ngoài da, ngứa da ở phụ nữ mang thai cũng có thể do viêm da tiếp xúc hoặc viêm da dị ứng. Để đối phó với tình trạng ngứa da khi mang thai, bà bầu cần:
- Ăn uống đủ chất: Chế độ ăn cần đủ chất, tăng thêm dầu olive và các thực phẩm giàu vitamin A có trong dầu gan cá, gan động vật, rau quả, trứng, uống đủ nước trong ngày (ít nhất 1,5 - 2 lít nước)...
- Nên tránh tắm nước nóng lâu dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm vì điều này khiến da nhanh bị khô và càng thêm ngứa hơn.
- Nếu dùng sữa tắm, bạn nên chọn loại có độ pH vừa phải. Một số loại sữa tắm không phù hợp có thể khiến da bạn bị khô và ngứa hơn.
- Nên hạn chế gãi khi ngứa vì gãi có thể khiến da bị xước, nhiễm trùng.
Ngứa khắp người là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai
Nám da
Khi mang thai, phụ nữ thường bị nám da mặt. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do nội tiết trong cơ thể thay đổi làm rối loạn sắc tố da. Phần lớn các vết nám da sẽ biến mất sau sinh mà không cần điều trị. Để hạn chế tình trạng nám da khi mang thai, bà bầu nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt vào thời điểm từ 10h sáng tới 3h chiều; Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả và uống nhiều nước
Rạn da
Rạn da là tình trạng phổ biến khi mang thai. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nó ảnh hưởng đến sắc đẹp của phái nữ. Nguyên nhân gây rạn da: Khi mang thai, lượng hormone của cơ thể có sự thay đổi nhanh chóng, điều này khiến cho các tế bào da không kịp phát triển để thích ứng dẫn đến tình trạng rạn da. Tăng cân quá nhiều khi mang thai cũng dẫn đến tình trạng rạn da.
Rạn da là tình trạng phổ biến khi mang thai
Cách khắc phục chứng rạn da:
- Ăn nhiều thực phẩm tốt cho da như thực phẩm giàu vitamin A, E, C và omega-3. Đặc biệt là vitamin E giúp cho cơ thể bạn ngăn ngừa được các vết rạn và giữ cho làn da luôn mềm mại. Thoa vitamin E trực tiếp lên da cũng hạn chế nguy cơ bị rạn da
- Kiểm soát cân nặng hợp lý.
- Uống nước đầy đủ.
Giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối. Hầu hết tình trạng giãn tĩnh mạch liên quan đến quá trình mang thai sẽ thường giảm hoặc tự khỏi sau khi sinh được vài tháng. Nếu thấy giãn tĩnh mạch không khỏi 3 tháng sau khi sinh, phải đến gặp bác sỹ để tư vấn điều trị. Khi bị giãn tĩnh mạch bà bầu sẽ bị tê chân hoặc ngứa. Nếu bị giãn tĩnh mạch nặng, bà bầu sẽ cảm thấy đau nhức và gây khó khăn khi đi lại. Để hạn chế tình trạng giãn tĩnh mạch khi mang thai bà bầu nên tập thể dục hàng ngày; Tăng cân hợp lý; Không ngồi bắt chéo chân hay mắt cá chân và nâng cao chân bất cứ khi nào có thể; Nằm ngủ nghiêng bên trái...
Bình luận của bạn