Bệnh tật từ trong nhà gây ra

Ô nhiễm không khí trong nhà nguy hiểm hơn ô nhiễm không khí ngoài trời

Nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính do ô nhiễm không khí

Cứ tám người chết có 1 vì ô nhiễm không khí

Bắc Kinh lại đối mặt với ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Bản đồ dự đoán số người chết do ô nhiễm không khí

Nhiều chất độc ở không khí trong nhà

Từ khi chuyển về căn hộ mới ở khu đô thị mới Dịch Vọng Hậu, Cầu giấy, Hà Nội, những người trong gia đình anh Nguyễn Văn Minh bị dị ứng, khó thở, đau đầu. Riêng hai con nhà anh thường xuyên bị ho. Đưa cháu đi khám, bác sỹ chẩn đoán bé bị viêm phổi.

Anh Minh cho biết, khi chuyển về nhà mới, vợ chồng anh có sơn lại phòng, đánh vecni bàn ghế, mua thêm nhiều đồ nội thất mới. Theo lời bác sỹ, các cháu bị viêm phổi có thể do hít phải không khí trong nhà chứa nhiều hóa chất độc hại thải ra từ những dụng cụ trên.

Các chất gây ô nhiễm trên được phát ra từ nhiều nguồn trong nhà như khói thuốc lá, bếp than tổ ong, bếp dầu, bếp gas (thải ra khí CO2). Quá trình xào nấu thức ăn sẽ bốc ra mùi làm ô nhiễm không khí trong bếp. Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như formaldehyde, benzen, acetone phát sinh từ thiết bị văn phòng như máy in, máy photocopy, thảm lau chùi, đồ gỗ, sơn, chất tẩy rửa, đồ nhựa. Mặt khác, nếu phòng đóng kín cửa (để chống ồn và chống rét) khiến các loại khí độc hại không thoát ra ngoài được.  

Gây ra nhiều bệnh nguy hiểm

Các chất gây ô nhiễm trong nhà đều có tác động xấu tới sức khỏe con người. Theo đánh giá của WHO, ô nhiễm không khí trong nhà đáng lo ngại nhất vì phần lớn hoạt động của con người diễn ra trong nhà (theo nghiên cứu của Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ, con người dùng khoảng 80 - 90% hoạt động trong nhà).

PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, cho rằng: “Việt Nam hiện chưa có quy chuẩn về không khí trong nhà. Cách đây hơn 1 năm, Bộ Y tế xây dựng dự thảo tiêu chí môi trường không khí trong nhà nhưng đến nay chưa được ban hành. Chúng ta vẫn thường cảnh báo người già, trẻ nhỏ nên hạn chế ra đường để tránh các bệnh đường hô hấp, dị ứng... nhưng trớ trêu là họ lại hít phải khí độc hoặc nhiễm độc từ các vật dụng ngay trong nhà”.

Các chất gây ô nhiễm trong nhà đều có tác động xấu tới sức khỏe con người

Theo WHO, formaldehyde - một trong những tác nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà là một hóa chất rất độc hại. Nếu tiếp xúc với hóa chất này trong thời gian dài thì dù hàm lượng cao hay thấp cũng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho da và hệ thống hô hấp.

Benzen có trong không khí ô nhiễm cũng có thể gia tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu. Chất này còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây kích thích đường hô hấp, mắt và da.

Theo một công bố của WHO năm 2012, có 7 triệu ca tử vong liên qua tới ô nhiễm không khí trên toàn cầu. Trong đó, 3,3 triệu ca tử vong bắt nguồn từ ô nhiễm trong nhà.  Những ca tử vong này tập trung tại các quốc gia có nguồn thu nhập thấp và trung bình ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Ô nhiễm không khí trong nhà có ảnh hưởng cao gấp 2 – 8 lần so với các bệnh có nguyên nhân là ô nhiêm không khí bên ngoài.

Phương pháp đơn giản để tránh ô nhiễm trong nhà là phải đẩy khí độc ra. Theo các chuyên gia thì ngoài việc phải thường xuyên mở cửa để thúc đẩy không khí trao đổi giữa trong nhà và ngoài nhà, bạn nên thiết kế một đường ống thông gió chuyên dụng. Bạn có thể lắp đặt quạt thông gió ở khu bếp, khu vệ sinh, điều này sẽ giúp căn phòng của bạn trở nên thông thoáng hơn. Trồng cây trong nhà cũng là một cách làm giảm ô nhiễm không khí trong không gian sống của bạn vì cây hấp thụ CO2 rất tốt, hút khí độc do đun nấu hay các chất gây ô nhiễm khác gây ra.

Thùy Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp