Không phân biệt được 2 bệnh này, mẹ dễ mất con!

Bệnh thủy đậu và tay chân miệng có biểu hiện mụn nước khá giống nhau

Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Những quan điểm sai lầm về bệnh tay chân miệng

Nổi mụn trong miệng có phải bệnh tay chân miệng?

Thời gian bùng phát bệnh

Thủy đậu là bệnh do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh thường khởi phát vào mùa Đông Xuân.

Bệnh tay chân miệng là bệnh do nhóm virus đường ruột gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm với 2 mùa cao điểm từ tháng 3 – 5 và tháng 9 – 12. 

Theo ông Hoàng Đức Hạnh – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội: “Từ đầu năm đến nay thành phố ghi nhận 176 ca tay chân miệng rải rác tại 19 quận, huyện, thị xã. Tháng 1 có 52 ca, tháng 2 ghi nhân 47 ca, tháng 3 có 73 ca, trong đó có 2 ca dương tính với virus EV71.

Biểu hiện bệnh

- Bệnh thủy đậu: Trẻ bị sốt nhẹ, sổ mũi, kém ăn, quấy khóc. Mụn thủy đậu xuất hiện là những mụn nước trong, hơi ngả vàng. Các nốt này khô lại vào ngày thứ 5, thứ 6, đóng vảy màu nâu sẫm và bong vảy vào ngày thứ 8, thứ 9, không để lại sẹo trừ khi bị bội nhiễm

- Bệnh tay chân miệng: Giai đoạn ủ bệnh tay chân miệng từ từ 3 - 7 ngày. Người bị bệnh tay chân miệng có thể không biểu hiện triệu chứng, hoặc có thể chỉ có phát ban hay chỉ loét miệng. Tiếp đến là giai đoạn khởi phát diễn ra từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Dấu hiệu điển hình của tay chân miệng là phát ban dạng mụn nước ở trong miệng, trong lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Mụn thủy đậu thường mọc trên ở toàn thân

Kích cỡ, vị trí mụn nước khác nhau

Mụn nước trong bệnh thủy đậu có nhiều kích cỡ khác nhau (do thời điểm xuất hiện mụn nước khác nhau), trong khi đó mụn nước trong bệnh tay chân miệng rất đồng đều.

Mụn nước trong bệnh thủy đậu xuất hiên toàn thân, trong khi mụn nước của bệnh tay chân miệng thường xuất hiện khu trú ở những vị trí đặc trưng như lòng bàn tay, lòng bàn chân… Ngoài ra, mụn nước của thủy đậu thường gây ngứa và đau khi ấn lên vùng da có mụn nước còn mụn nước của thủy đậu không gây ngứa và ấn không đau.

Biến chứng khác nhau

Nếu trẻ bị nhiễm enterovirus gây bệnh tay chân miệng thì có thể sẽ bị biến chứng tim mạch hô hấp, thần kinh rất nguy hiểm như viêm não, viêm màng não. Thủy đậu nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây những biến chứng là bội nhiễm vi khuẩn khiến các nốt thủy đậu mưng mủ lâu khỏi, trẻ sẽ bị sốt cao kéo dài, viêm thận, viêm phế quản

Tay chân miệng nếu không được điều trị thì sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm

Phòng bệnh khác nhau

- Để phòng bệnh tay chân miệng, cần thường xuyên vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt). Đồ chơi, vật dụng trẻ hay cầm nắm của trẻ cần được thường xuyên rửa sạch với xà phòng, dung dịch diệt khuẩn, phơi khô. Lau sàn nhà mỗi ngày bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

- Để phòng bệnh thủy đậu cần tiêm phòng cho trẻ đầy đủ. Nếu trẻ bị thủy đậu cần cách ly trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn để tránh lây lan sang trẻ khác. Bổ sung thêm vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ. Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra biến chứng. Giữ bàn tay cho trẻ thật sạch. Ngoài ra để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống lại bệnh tật thì cha mẹ có thể cho bé sử dụng thêm một số sản phẩm thực phẩm chức năng cho trẻ có thành phần từ:  ImmuneGamma, Kha tử, Bướm bạc, Mào gà trắng, Cam thảo bắc, lá Hà thủ ô đỏ… Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm thực phẩm chức năng nào cho trẻ cha mẹ cũng cần tham khảo ý kiến của bác sỹ, chuyên gia để đem lại hiệu quả cao nhất. 

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm