Phân biệt các loại sỏi mật

Có hai loại sỏi mật phổ biến là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật

Những điều cần biết về bệnh sỏi mật

Chế độ ăn uống cho bệnh túi mật

Ăn đúng cách cho túi mật khỏe mạnh

Các xét nghiệm chẩn đoán sỏi mật

Sỏi mật cholesterol

Cholesterol là một sản phẩm của quá trình chuyển hóa chất béo trong gan và được đẩy ra ngoài cùng với dịch mật. Cholesterol không tan trong nước, vì thế, chúng gắn với muối mật và chất lecithin để tồn tại dưới dạng vi hạt hoặc bong bóng nhỏ ở trong dịch mật. Túi mật nhận dịch mật từ gan, sau đó cô đặc, lưu trữ và sử dụng chúng khi cần thiết.

Nếu nồng độ cholesterol trong dịch mật quá cao, muối mật không có khả năng hòa tan hết và lượng cholesterol thừa sẽ kết tủa lại, tạo thành sỏi mật. Ngoài ra, các chất nhầy được tiết ra trong quá trình cô đặc mật cũng có thể kết hợp với các tinh thể cholesterol và tạo thành bùn mật – tiền thân của sỏi mật.

Sỏi mật cholesterol thường có màu vàng đậm hoặc vàng nâu

Đặc điểm của sỏi mật cholesterol:

- Thành phần: Ngoài cholesterol, loại sỏi mật này còn chứa các loại muối calcium, chẳng hạn như calcium phosphate, calcium bilirubinate và calcium cacbonat. Ngoài ra, trong sỏi mật cholesterol còn có mucin glycoprotein, đây là hợp chất chính để gắn kết các thành phần của sỏi lại với nhau.

- Màu sắc: Sỏi mật cholesterol có màu vàng nếu thành phần hoàn toàn là cholesterol, tuy nhiên điều này rất hiếm gặp. Do có sự hiện diện của muối calcium và hydrolization bilirubin liên hợp, sỏi mật cholesterol thường có màu vàng đậm hoặc vàng nâu.

- Số lượng: Sỏi cholesterol không xuất hiện đơn độc mà thường theo kiểu “bầy đàn”. Mỗi viên sỏi cholesterol có thể có đường kính tới vài cm và đôi khi chỉ cần vài viên cũng có thểlấp đầy túi mật. Rất hiếm khi túi mật hoặc ống mật chủ có một viên sỏi cholesterol duy nhất, bất kể lớn hay nhỏ.

- Vị trí: Sỏi cholesterol đa phần nằm trong túi mật.

- Chẩn đoán: Hầu hết sỏi cholesterol có đặc tính chắn bức xạ và có thể phát hiện qua chụp X-quang. Trong một vài trường hợp, viên sỏi mật lớn 100% cholesterol không được phát hiện qua X-quang mà phải chẩn đoán bằng thấu xạ (radiolucent).

Sỏi mật sắc tố

 Sắc tố mật bilirubin là sản phẩm phân hủy của hồng cầu sau khi chết và tạo ra màu vàng cho dịch mật.

Nguyên nhân phổ biến gây nên sỏi sắc tố mật là do sự có mặt của ký sinh trùng(giun, sán) ở trong đường mật. Khi giun xâm nhập vào ống mật, sẽ để lại xác hoặc trứng giun, làm "nhân" cho sắc tố mật và canxin bám vào tạo sỏi. Có đến hơn 70% người bệnh sỏi sắc tố mật có trứng giun hoặc xác giun trong sỏi.

Ngoài ra, sỏi sắc tố mật còn được hình thành do lượng bilirubin, đặc biệt là bilirubin không liên hợp trong túi mật cao quá mức bình thường. Lượng bilirubin không liên hợp tăng lên khi bị thiếu máu tán huyết (một lượng lớn tế bào hồng cầu trong máu bị phá vỡ) hoặc khi đường mật bị nhiễm vi khuẩn có khả năng thủy phân bilirubin liên hợp.

Sỏi mật sắc tố đen

Sỏi mật sắc tố đen và sỏi mật sắc tố nâu:

Thành phần, màu sắc:

- Sỏi sắc tố được chia làm hai loại theo màu sắc là sỏi sắc tố nâu và sỏi sắc tố đen. Sở dĩ có sự khác biệt về màu sắc là do sự chênh lệch về hàm lượng các thành phần trong sỏi mật. Các thành phần này bao gồm muối calci, bilirubin và cholesterol. Hàm lượng thành phần còn ảnh hưởng đến độ đặc của viên sỏi. Cũng giống như sỏi cholesterol, sỏi sắc tố cũng có mucin glycoprotein để gắn kết các thành phần.

- Sỏi sắc tố nâu có lượng cholesterol cao hơn so với loại màu đen. Ngược lại, sỏi sắc tố đen lại có lượng bilirubin cao hơn.

- Sỏi sắc tố nâu thường bóng và mịn hơn, sỏi sắc tố đen thường cứng hơn nhưng lại dễ vỡ hơn.

Kích thước, số lượng:

- Sỏi sắc tố thường nhỏ hơn so với sỏi cholesterol, hiếm khi có đường kính lớn hơn 1,5cm.

- Sỏi sắc tố nâu có thể xuất hiện độc lập (chỉ có một viên trong túi mật) nhưng sỏi sắc tố đen thì khác, ít khi xuất hiện đơn lẻ.

Vị trí:

- Sỏi sắc tố đen thường ở trong túi mật của người bị thiếu máu tán huyết.

- Sỏi sắc tố nâu thường ở trong ống dẫn mật và xảy ra do nhiễm trùng.

Chẩn đoán

- Hầu hết sỏi sắc tố đen có khả năng chắn bức xạ và phát hiện được bằng cách chụp X-quang.

- Sỏi sắc tố màu nâu không phát hiện được bằng X-quang mà phải dùng phương pháp thấu xạ.

Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa